MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp phân bón lớn nhất sàn chứng khoán sắp chi gần 1.100 tỷ đồng trả cổ tức

Doanh nghiệp phân bón lớn nhất sàn chứng khoán sắp chi gần 1.100 tỷ đồng trả cổ tức

Thị giá cổ phiếu tăng 17% từ đầu năm, vốn hóa tương ứng vượt mức 20.000 tỷ đồng.

Ngày 25/6 tới đây, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã: DCM) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20% tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng.

Với hơn 529 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Đạm Cà Mau sẽ cần chi khoảng 1.060 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông. Thời gian thực hiện vào 11/7.

Cơ cấu cổ đông tại Đạm Cà Mau ghi nhận Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu hơn 400 triệu cổ phần tương ứng tỷ lệ 75,56%. Như vậy, dự kiến trong thời gian tới PVN sẽ nhận về khoảng 800 tỷ đồng tiền cổ tức.

Trên thị trường, cổ phiếu DCM chốt phiên 17/6 đạt 37.800 đồng/cp, tăng 17% từ đầu năm, vốn hóa tương ứng hơn 20.000 tỷ đồng, lớn nhất nhóm doanh nghiệp phân bón trên sàn.

photo-1718693870502

Về tình hình kinh doanh, năm 2023 doanh thu và LNST của DCM lần lượt đạt 12.571 tỷ và 1.110 tỷ đồng, giảm 21% và 74% so với năm trước. Tuy vậy so với kế hoạch, công ty vẫn vượt 21% mục tiêu lợi nhuận.

Bước sang 2024, Đạm Cà Mau lên kế hoạch tương đối thận trọng với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất hơn 11.878 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 795 tỷ và lợi nhuận sau thuế gần 795 tỷ đồng, lần lượt giảm 6% và 28%.

Sau quý đầu năm, kết quả kinh doanh của DCM ghi nhận khả quan. Doanh thu đạt 2.744 tỷ, đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ chi phí, LNST tăng gấp rưỡi cùng kỳ lên 350 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau 3 tháng, doanh nghiệp đã thực hiện được 24% kế hoạch doanh thu và 44% mục tiêu lãi cả năm.

Mới đây, Đạm Cà Mau đã hoàn thành giao dịch mua 100% phần vốn góp tại công ty Phân bón Hàn - Việt (KVF) có vốn điều lệ gần 2.054 tỷ đồng. Về KVF, công ty sở hữu nhà máy sản xuất phân NPK với công suất thiết kế 360.000 tấn NPK/năm, tổng vốn đầu tư hơn 60 triệu USD. Theo thông tin từ Chứng khoán Vietcap, việc mua lại này chủ yếu nhằm thâm nhập thị trường NPK ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung, trong khi nhà máy NPK hiện tại của Đạm Cà Mau nhằm phục vụ nhu cầu tại khu vực Tây Nam Bộ và Campuchia. Ngoài ra, khu vực nhà máy NPK của KVF được sử dụng làm kho chứa nguyên vật liệu.

Tuệ Giang

An ninh Tiền tệ

Trở lên trên