MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp rút khỏi thị trường đang nhiều hơn doanh nghiệp thành lập mới

Lần đầu tiên trong hàng thập kỷ qua, số lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn so với số lượng doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường.

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đang làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Hơn lúc nào hết, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần phát huy nội lực, cấu trúc lại thị trường và hoạch định chiến lược để phát triển trong tương lai. Vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện ngay những giải pháp nào để vượt qua giai đoạn khó khăn này cũng như chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội mở ra sau khi dịch Covid-19 kết thúc.

Phóng viên VOV có cuộc phỏng vấn TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

PV: Dịch Covid- 19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng loạt doanh nghiệp và nhiều ngành nghề khác nhau. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về những ảnh hưởng này, theo thông tin mà VCCI nắm được?

Ông Vũ Tiến Lộc: Trong Quý I năm nay nước ta có đến 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, phải ngừng hoạt động và giải thể. Đây là con số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể cao nhất từ trước đến nay. Lần đầu tiên trong hàng thập kỷ qua, số lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn so với số lượng doanh nghiệp buộc phải rút khỏi thị trường. Theo khảo sát mới đây của VCCI, có tới 80% doanh nghiệp cho rằng, doanh thu của họ sẽ giảm sút so với năm 2019. Đây có thể nói là giai đoạn khó khăn nhất của doanh nghiệp từ trước đến nay.

Doanh nghiệp rút khỏi thị trường đang nhiều hơn doanh nghiệp thành lập mới - Ảnh 1.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.


Ông Vũ Tiến Lộc:
Trước hết là do tác động của dịch bệnh. Khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc rồi lan sang các nước khác trên thế giới thì doanh nghiệp của chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là sự đứt gãy của chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp của nước ta đã thiếu nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm để đảm bảo cho các đơn hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sau đó lại đến ngay giai đoạn thị trường trên toàn thế giới suy giảm. Chúng ta dựa nhiều vào xuất khẩu, khi thị trường thế giới suy giảm thì lập tức ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp Việt Nam.PV: Qua những thông tin mà ông vừa chia sẻ, có thể thấy sức chịu đựng của doanh nghiệp nước ta, nhất là doanh nghiệp nhỏ là rất hạn chế. Theo ông, những yếu tố nào dẫn đến thực trạng này?

Bên cạnh đó, sức mua của thị trường trong nước cũng giảm sút. Các doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nhất là các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu. Cũng phải nói rằng, một số biện pháp để hạn chế việc lây nhiễm của Covid, chúng ta đã có biện pháp dừng hoạt động một số lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành hàng không, du lịch hay các cửa hàng ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí. Điều này lập tức ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

PV: Đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn lại hoạt động của mình. Vậy theo ông, những biện pháp nào mà doanh nghiệp cần làm ngay để ứng phó với dịch Covid-19, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu muốn tồn tại trên thị trường?

Doanh nghiệp rút khỏi thị trường đang nhiều hơn doanh nghiệp thành lập mới - Ảnh 2.
.

Ông Vũ Tiến Lộc: Chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp tương đối đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều phương diện, trong đó tập trung vào việc giảm chi phí và đang có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kích thích đầu ra. Những biện pháp đó là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp chủ động để tự cứu mình. Trong giai đoạn ngắn hạn này thì điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là tìm cách giảm chi phí, tiết kiệm đến mức tối đa chi phí. Thứ hai là tiếp cận đến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, làm sao cố gắng giữ công ăn việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau.

Nếu duy trì được nguồn nhân lực của doanh nghiệp, giữ được mối liên kết giữa người sử dụng lao động và người lao động là điều quan trọng đối với doanh nghiệp khi hồi phục và phát triển sau này. Khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn như hiện nay thì việc phát triển thị trường xuất khẩu là rất quan trọng. Đây là biện pháp dài hạn của các doanh nghiệp.

Sau đợt khủng hoảng này thì thị trường thế giới sẽ có sự điều chỉnh. Các nền kinh tế sẽ bảo hộ thị trường trong nước họ nhiều hơn, vì vậy, đáp ứng được thị trường trong nước sẽ là hướng đi rất quan trọng. Một mặt doanh nghiệp phải thích ứng để vượt qua khó khăn giai đoạn này, một mặt phải tái cấu trúc về quản trị, tiếp thị và đặc biệt là chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Dựa trên nền tảng số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

PV: Được biết, VCCI đang có báo cáo lên Chính phủ và kiến nghị những giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về những kiến nghị này?

Ông Vũ Tiến Lộc: Chúng tôi kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội một gói hỗ trợ miễn giảm các loại thuế và phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đề nghị Chính phủ đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tất nhiên là với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, để làm thế nào doanh nghiệp tự cứu mình và duy trì sản xuất trong điều kiện có thể.

Đặc biệt là có thể đảm bảo việc làm cho người lao động để giảm bớt gánh nặng về trợ giúp xã hội và những vấn đề nảy sinh. Chúng tôi cũng đề nghị, các doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, hơn lúc nào hết, việc đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có đầu ra cho sản phẩm dịch vụ để có thể trụ vững và phát triển trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Doanh nghiệp rút khỏi thị trường đang nhiều hơn doanh nghiệp thành lập mới - Ảnh 3.

Theo Thành Trung

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên