MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp sản xuất thuốc giảm gánh nặng tài chính cho dân

08-03-2024 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất thuốc giảm gánh nặng tài chính cho dân

Sản xuất thuốc biệt dược chất lượng, giá thành hợp lý giảm gánh nặng tài chính y tế cho bệnh nhân và bảo đảm chăm sóc sức khỏe người dân là hướng đi của doanh nghiệp dược phẩm trong nước, song hành cùng chiến lược phát triển ngành dược giá trị cao của Việt Nam.

Nặng gánh chi phí thuốc

Theo thống kê, người Việt đang phải tự trả 40% chi phí khám chữa bệnh, gấp đôi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tạo gánh nặng kinh tế khiến nhiều người ngần ngại điều trị.

Ông N.T.T, 60 tuổi, ngụ Long An, mắc bệnh đái tháo đường 10 năm nay. Đường huyết thường xuyên tăng cao, xuất hiện thêm các biến chứng ở bàn chân, thần kinh nên ông phải tái khám định kỳ, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ông cho biết hàng tháng tốn hơn một triệu đồng tiền thuốc, một số thuốc đặc trị không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán hoặc chỉ chi trả một phần. Tự bỏ tiền túi mua thuốc trong khi gia đình còn nhiều khó khăn khiến ông trăn trở.

Trong khi đó các chuyên gia đánh giá Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng bệnh tật do sự gia tăng của bệnh không lây nhiễm. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy 65-75% người bệnh nội trú mắc các bệnh không lây nhiễm. Điều này dẫn đến gánh nặng chi phí khám chữa bệnh của người dân sẽ tăng cao hơn nữa. Già hóa dân số ở nước ta, mô hình bệnh tật kép (bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm) còn đặt ra những thách thức cho ngành y tế.

Theo các chuyên gia một trong những lý do khiến giá thành thuốc ở Việt Nam cao là do phải nhập khẩu nhiều loại thuốc, ước tính giá thuốc cao hơn 20-25% của Trung Quốc, Ấn Độ. Thuốc nhập khẩu chiếm 80% thị trường dược trong nước là vấn đề nan giải.

Trong khi đó, các doanh nghiệp dược trong nước chủ yếu sản xuất các loại thuốc generic. Sự trùng lặp trong sản xuất ở phân khúc này các khiến cạnh tranh giá thành thuốc khắc nghiệt hơn. Mảng thuốc biệt dược gốc (thuốc phát minh) chủ yếu nhập khẩu từ các nước ngoài, một số thuốc này không nằm trong danh mục BHYT.

Chuyển giao công nghệ sản xuất, giải quyết bài toán chi phí

Trước những thách thức đặt ra, các công ty dược như Imexpharm (IMP) đã có thay đổi trong định hướng, hợp tác chiến lược với doanh nghiệp dược ngoại. Chiến lược chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc đặc trị cùng Genuone Science- một trong những công ty dược phẩm hàng đầu đến từ Hàn Quốc giúp IMP tối ưu giá thành thuốc, tiết kiệm chi phí cho người bệnh, chung tay cùng với dược phẩm nước nhà. Bước đi này còn đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường…đang gia tăng khi mô hình bệnh tật trong nước có nhiều thay đổi.

IMP đã mạnh dạn nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển (R&D), tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; đồng thời chú trọng đầu tư vào hệ thống máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn EU-GMP (thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu) nhờ định hướng "Chất lượng hàng đầu - tiêu chuẩn châu Âu".

Doanh nghiệp sản xuất thuốc giảm gánh nặng tài chính cho dân - Ảnh 1.

Imexpharm hiện là doanh nghiệp dược sở hữu cụm nhà máy lớn và có số lượng dây chuyền EU-GMP lớn tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Imexpharm

Hiện tại, doanh nghiệp sở hữu 3 nhà máy tiêu chuẩn EU GMP hiện đại, với 11 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP. Trước đó, IMP còn là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc GMP-ASEAN.

"Việc chú trọng đầu tư tiêu chuẩn EU-GMP không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh của Imexpharm trước doanh nghiệp dược phẩm ngoại ở thị trường nội địa mà còn là bước chuẩn bị vững chắc để Imexpharm sẵn sàng bước vào chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu", Thầy thuốc Nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, Tổng giám đốc Imexpharm cho biết.

Đến nay, IMP đã có 11 sản phẩm (với 27 số đăng ký) được phân phối và lưu hành ở châu Âu, và chỉ tính riêng năm 2023, doanh nghiệp đã có 11 số đăng ký sản phẩm tại châu Âu được cấp cho 6 sản phẩm, trong đó có những sản phẩm khó như Ampicillin, Sulbactam,...

IMP còn đặt mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu và sẵn sàng thâm nhập vào thị trường mới là các nước trong khu vực ASEAN thông qua việc xây dựng đội ngũ phát triển hợp tác toàn cầu để khai thác thị trường nước ngoài. Năm 2023, IMP đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu như tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện quốc tế quan trọng của ngành dược - CPhI Worldwide ở Barcelona (Tây Ban Nha) và liên tục ​​khảo sát các thị trường xuất khẩu tiềm năng như Campuchia, Myanmar…

Doanh nghiệp này cho hay ngay từ đầu năm 2024, IMP đã xuất khẩu thành công lô hàng thuốc kháng sinh đầu tiên đến Mông Cổ qua đường hàng không.

Doanh nghiệp sản xuất thuốc giảm gánh nặng tài chính cho dân - Ảnh 2.

Đầu tư mạnh mẽ vào R&D, Imexpharm kỳ vọng tăng trưởng mạnh ở mảng xuất khẩu. Nguồn ảnh: Imexpharm

Duy trì và tiếp tục tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế, khẳng định vị thế là đối tác sản xuất nhượng quyền của nhiều tập đoàn dược đa quốc gia hàng đầu cũng là một trong những chiến lược của IMP. Ngoài chuyển giao công nghệ và hợp tác nhập khẩu, sản xuất, phân phối với Genuone Sciences (Hàn Quốc), doanh nghiệp hiện còn là đối tác của Sandoz, DP Pharma, Galien, Pharmascience Canada, Sanofi - Aventis,...

Với chiến lược nhanh nhạy, đầu tư mạnh mẽ vào R&D và kỳ vọng tăng trưởng mạnh ở mảng xuất khẩu, IMP ngày càng khẳng định vị thế trong ngành dược Việt Nam, góp phần đưa ngành dược Việt bước ra thế giới.

Ông Sam Lee - Giám đốc điều hành Genuone Sciences, đánh giá IMP là công ty dược phẩm tích hợp nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh đạt được các thành tựu về chất lượng, công nghệ, dây chuyền sản xuất, mạnh dạn tiếp cận thị trường mới. Kế hoạch đầu tư bài bản, tập trung phát triển thuốc chất lượng cao thành công của Imexpharm gợi ra nhiều hướng đi cho các doanh nghiệp để khai phá tiềm năng đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược giá trị cao trong khu vực.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:
Trở lên trên