Doanh nghiệp thép vừa đánh tiếng rao bán trụ sở, bất ngờ muốn lấn sân sang bất động sản, cổ phiếu đột ngột tăng nóng
Thời gian gần đây, doanh nghiệp thép này đã có nhiều động thái bán tài sản, từ cổ phiếu, đất đến cả văn phòng trụ sở để tăng thanh khoản trong bối cảnh doanh nghiệp lỗ 2 liên tiếp giai đoạn 2022-23.
Thị trường chứng khoán liên tục điều chỉnh mạnh nhưng vẫn có những cổ phiếu ngược dòng ấn tượng, nổi bật là cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC. Cổ phiếu này vừa tăng trần 2 phiên liên tiếp lên mức 11.400 đồng/cp. Thậm chí, SMC còn phá kỷ lục về thanh khoản trong phiên 17/4 vừa qua với khối lượng giao dịch xấp xỉ 3 triệu đơn vị.
Cổ phiếu tăng nóng trong bối cảnh SMC vừa công bố tờ trình Đại hội đồng cổ đông thương niên 2024 về việc điều chỉnh, bổ sung ngành nghề kinh doanh trong đó có bất động sản. Trước đó, SMC đã công bố nghị quyết HĐQT về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất theo giấy chứng nhận số BA 399127, số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CT06816 do Uỷ ban Nhân dân TP.HCM - Sở tài nguyên môi trường cấp ngày 15/6/2011.
Cụ thể, khu đất SMC chuẩn bị chuyển nhượng có diện tích 329,5 m2. Địa chỉ cũ là 396 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM. Địa chỉ hiện tại được đổi thành 681 Điện Biên Phủ, cũng thuộc phường 25, quận Bình Thạnh. Đáng chú ý, đây chính là trụ sở của SMC theo giấy đăng ký kinh doanh. Theo SMC, giá trị chuyển nhượng của tòa nhà văn phòng này là 170 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, SMC đã có nhiều động thái bán tài sản để tăng thanh khoản cho doanh nghiệp sau 2 năm lỗ liên tiếp giai đoạn 2022-23, bao gồm việc bán 13 triệu cổ phiếu Thép Nam Kim (mã NKG) và chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất tại SMC Tân Tạo 2 và SMC Bình Dương.
Tính đến cuối năm 2023, SMC lỗ luỹ kế gần 169 tỷ đồng. Cũng vì lý do này, cổ phiếu SMC đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa vào diện bị cảnh báo và kiểm soát từ ngày 10/4. Để khắc phục tình trạng trên, SMC cho biết sẽ tiến hành quản lý hàng tồn kho, tối ưu hóa quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí, đặc biệt thực hiện chuyển nhượng và thanh lý tài sản cũng như các khoản đầu tư tài chính.
Trong văn bản, SMC tiết lộ dự kiến có lãi sau thuế trong quý 1/2024, chủ yếu đến từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính và tài sản. Quý 2/2024, doanh nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế thực tế và ngành thép để đưa ra các giải pháp phù hợp. Với kế hoạch trên, SMC cho rằng có thể khắc phục tình trạng cổ phiếu bị cảnh báo, kiểm soát trong 6 tháng đầu năm 2024.
Năm 2024, SMC lên kế hoạch doanh thu 13.500 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thực hiện năm 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 80 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều số lỗ kỷ lục 925 tỷ năm ngoái. Để đạt mục tiêu này, SMC đang tập trung vào việc tinh gọn doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và tăng cường quản trị kiểm soát các khoản phải thu và rủi ro công nợ.
Đáng chú ý, SMC còn có kế hoạch chào bán riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, dự kiến triển khai trong năm 2024. Cổ phiếu phát hành riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm và chỉ được chào bán cho tối đa 20 nhà đầu tư. Nếu thành công, SMC sẽ huy động được 730 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ vay, nợ nhà cung cấp và bổ sung vốn lưu
Đời sống Pháp luật