Doanh nghiệp thống lĩnh trong kinh doanh cảng hàng không tại Việt Nam đang hoạt động ra sao?
Sau 2 năm gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 thì kết quả kinh doanh của công ty đã phục hồi về gần mức trước đại dịch.
- 25-07-2023Một hãng hàng không muốn bán 2.000 tỉ đồng trái phiếu để trả lương, xăng dầu...
- 24-07-2023DN công bố BCTC quý 2/2023 đến chiều 24/7: 2 doanh nghiệp hàng không, BĐS tăng trưởng mạnh, 1 công ty họ FLC báo lỗ lớn
- 20-07-2023Cung cấp dịch vụ thiết yếu với tỷ suất “1 vốn 4 lời” cho các hãng hàng không, lợi nhuận của Saigon Cargo vẫn giảm sâu so với cùng kỳ
Tăng trưởng mạnh nhờ lượt khách quốc tế trên đà phục hồi
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) là doanh nghiệp thống lĩnh trong hoạt động kinh doanh cảng hàng không và đang quản lý 22 cảng hàng không tại Việt Nam. Sau 2 năm gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 thì kết quả kinh doanh của ACV đã phục hồi về gần mức trước đại dịch.
Theo báo cáo tài chính quý 2 được ACV công bố, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt lần lượt là 4.929 tỷ đồng (tăng 43,7%) và 2.608 tỷ đồng (tăng 1,6%). Tăng trưởng của ACV đến từ cả việc số lượt khách quốc tế tăng mạnh giúp cho doanh thu và lợi nhuận gộp tăng mạnh cũng như thu nhập tài chính tăng mạnh.
Trong quý 2/2023, lượt khách nội địa và lượt khách quốc tế quá cảng hàng không của ACV đạt lần lượt là 21,7 triệu lượt (giảm 16,6%) và 7,5 triệu lượt (tăng 277,4%).
Sự suy giảm lượt khách nội địa làm cho tổng lượt khách của ACV chỉ tăng 4,3%. Tuy nhiên, ACV ghi nhận tăng trưởng doanh thu ấn tượng với mức tăng lên tới 62,6% do lượt khách quốc tế tăng mạnh. Lượt khách quốc tế có mức giá dịch vụ cao hơn rất nhiều so với mức giá dịch vụ đối với lượt khách trong nước. Mức giá dịch vụ chính là Phục vụ hành khách có mức giá đối với lượt quốc tế cao hơn khoảng 5 đến 6 lần so với lượt khách nội địa.
Lượt khách quốc đang trên đà phục hồi và chiếm 25,7% tổng lượt khách trong Quý 2 nhưng lại đóng góp tới 62,4% doanh thu dịch vụ hành khách là doanh thu chính của ACV, tương đương với 48% doanh thu của ACV. Có thể thấy, lượt khách quốc tế đóng vai trò trọng yếu tới kết quả kinh doanh của ACV. Tăng trưởng lượt khách quốc tế là động lực chính yếu để gia tăng lợi nhuận của ACV.
Khi đại dịch Covid19 diễn ra, Việt Nam thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có chính sách đóng cửa biên giới dẫn tới lượt khách quốc tế vào Việt Nam ở mức rất thấp.
Lượt khách quốc tế bắt đầu phục hồi trở lại từ Quý 4/2021 khi Việt Nam bắt đầu thử nghiệm đón khách du lịch quốc tế và phục hồi mạnh mẽ khi Việt Nam thực hiện mở cửa hoàn toàn vào cuối Quý 1/2022. Quý 2/2023, lượt khách quốc tế của ACV đạt 7,51 triệu lượt, tương đương 76% cùng kỳ năm 2019, là năm trước đại dịch Covid19.
Trước đại dịch, lượt khách du lịch hàng không Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm lần lượt là 40,4% và 29,8% tổng lượt khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không. Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, số lượt khách du lịch bằng đường hàng không của Hàn Quốc đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Quý 2/2023, lượt khách du lịch bằng đường hàng không Hàn Quốc đạt 0,8 triệu lượt, tương đương với khoảng 81,5% so với Quý 2/2019.
Mức tăng trưởng diễn ra chậm hơn từ thị trường Trung Quốc do Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero Covid. Tuy nhiên, đến tháng 03/2023, Trung Quốc đã cho phép du lịch theo đoàn tới Việt Nam. Điều này đã thúc đẩy tăng trưởng lượt khách du lịch bằng đường hàng không tới Việt Nam. Quý 2/2023, lượt khách du lịch bằng đường hàng không Trung Quốc đạt khoảng 0,5 triệu lượt, tương đương với 35% so với cùng kỳ 2019 và vẫn còn dư địa lớn để hỗ trợ tăng trưởng lượt khách quốc tế cho ACV
Ngày 15/08/2023, Việt Nam chính thức cho phép cấp Visa điện tử cho toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đồng thời nâng thời hạn cư trú từ không quá 30 ngày thành 90 ngày và có thể sử dụng Visa này nhập cảnh nhiều lần.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nâng số ngày tạm trú cho các công dân các quốc gia mà Việt Nam đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Điều này được xem như cú hích mạnh mẽ cho ngành Du lịch Việt Nam và hứa hẹn thu hút thêm nhiều du khách tới Việt Nam từ đó thúc đẩy tăng trưởng cho ACV.
Lượt khách nội địa đạt 21,7 triệu lượt trong Quý 2/2023, giảm 16,6% so với cùng kỳ. Mức giảm khá mạnh do nền cao của Quý 2/2022. Đây là giai đoạn mà Việt Nam mới gỡ bỏ các biện phòng chống Covid19 vì vậy người dân đã đẩy mạnh hoạt động du lịch sau 2 năm bị hạn chế.
Cùng với đó, kinh tế tăng trưởng thấp trong năm nửa đầu năm 2023 dẫn tới người dân thắt chặt chi tiêu cũng làm ảnh hưởng tới ngành Du lịch cũng như lượt khách nội địa của ACV. Mặc dù có sự sụt giảm so với cùng kỳ nhưng lượt khách nội địa Quý 2/2023 vẫn cao hơn 9,5% so với Quý 2/2019.
Những khó khăn tiềm ẩn
Đồng Yên Nhật đã liên tục giảm mạnh từ cuối 2020 đến đầu 2021. Tính đến nay đồng Yên Nhật đã mất giá tới 27,1% với đồng VND. Điều này giúp cho ACV ghi nhận lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá lên tới 1.411 tỷ đồng và 2.336 tỷ đồng trong năm 2021 và 2022. Trong 6 tháng đầu năm, ACV ghi nhận lỗ từ đánh giá lại tỷ giá.
Tuy nhiên, lạm phát của Nhật Bản đang tiệm cận mức cao trong 40 năm qua, điều này có thể dẫn tới BOJ đảo chiều chính sách tiền tệ. Cùng với đó, FED có thể kết thúc giai đoạn tăng lãi suất trong năm 2023 và có thể bắt đầu giảm lãi suất trong năm 2024 làm cho đồng Yên có thể đảo chiều xu hướng.
Báo cáo Quý 2/2023 cho thấy ACV đang có khoản vay 11.216 tỷ đồng được vay bằng đồng Yên Nhật. Nếu đồng Yên Nhật tăng giá 1% thì ACV sẽ lỗ tỷ giá khoảng 112 tỷ đồng.
Đại dịch Covid19 đã qua đi nhưng các hãng hàng không vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Điều này làm cho các khoản phải thu khó đòi của ACV vẫn đang ở trong xu hướng gia tăng.
Tính đến cuối Quý 2/23, phải thu khó đòi của ACV đã lên tới 5.541 tỷ đồng. Trong đó, phải thu khó đòi nhiều nhất đến từ VJC với giá trị phải thu khó đòi lên tới 2.342 tỷ đồng, phải thu khó đòi từ hãng Tre Việt lên tới 1.435 tỷ đồng, phải thu khó đòi từ HVN là 866 tỷ đồng và phải thu khó đòi từ Pacific Airline là 684 tỷ đồng. Nếu các hãng bay vẫn phục hồi chậm thì ACV sẽ phải tiếp tục trích lập dự phòng dẫn tới làm giảm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.
Nhịp sống thị trường