MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp tư nhân cần tự chủ xây dựng năng lực cạnh tranh trong CPTPP

07-05-2019 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Đây là nội dung đã được Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam – ông Võ Minh Nhựt chia sẻ khi tham vấn các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong Phiên hiến kế nằm trong Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam (ViEF) 2019 với sự đồng hành của thương hiệu tôn Colorbond.

Cơ hội song hành thách thức

Hiệp định hợp tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có 11 quốc gia tham gia, chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, trong đó bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Úc…. CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cả thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân – khu vực chiếm trên 51% lực lượng lao động cả nước, đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 30% ngân sách nhà nước.

Đại diện cho doanh nghiệp thép hàng đầu thị trường nói riêng và khối doanh nghiệp FDI nói chung tham gia Phiên hiến kế của ViEF 2019, ông Võ Minh Nhựt – Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam đã đánh giá về các tiềm năng của ngành thép khi Việt Nam gia nhập CPTPP: "Các thị trường trong CPTPP chưa phải là thị trường nhập khẩu thép lớn từ Việt Nam. Đa số các sản phẩm thép có mức thuế suất thấp hoặc bằng 0. Tuy nhiên, các quốc gia bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các rào cản về thuế chống bán phá giá, thuế phòng vệ thương mại, thuế chống lẩn tránh và thuế chống gian lận, hàng rào kỹ thuật hoặc vì lý do an ninh quốc phòng và các rào cản này nằm ngoài biểu thuế của CPTPP."

Chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14 tháng 1 năm 2019, CPTPP đã có hơn 3 tháng đi vào triển khai song doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự chuẩn bị tốt cho CPTPP. Ông Nhựt cho rằng, thép Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc (chiếm hơn 50%), tiếp đến là từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các sản phẩm hạ nguồn của Việt Nam chưa thật sự nổi bật về chất lượng, mẫu mã và chưa tạo được thương hiệu lớn. Một số doanh nghiệp tư nhân chưa quan tâm đến việc nâng cấp một số tiêu chuẩn, chính sách để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của CPTPP.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, một thách thức khác với ngành thép là chưa sản xuất được thép cán nóng, gây cản trở xuất khẩu thép Việt Nam sang các thị trường khác.

Doanh nghiệp tham vấn cho chính phủ

Cũng tại Phiên hiến kế, ông Nhựt đã tham vấn các giải pháp để doanh nghiệp tư nhân không chỉ có thể "tự bảo vệ" mà còn vươn xa hơn trong bối cảnh CPTPP và các rào cản thương mại. Cụ thể, doanh nghiệp cần tự chủ hơn trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh, chủ động tìm kiếm đối tác; Đầu tư hoặc hợp tác phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tăng tính sáng tạo cũng như giá trị gia tăng cho sản phẩm; Nâng cao các chuẩn mực của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, môi trường, quyền lợi lao động và minh bạch trong chính sách. 

Để theo kịp sự thay đổi của thị trường, bản thân NS BlueScope Việt Nam đã tìm ra hướng đi riêng cho Công ty với hai trọng tâm chính là "không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các công nghệ và sản phẩm tiên tiến" và "xây dựng các giá trị cốt lõi bền vững". Không khó nhận thấy những tiêu điểm này trong các hoạt động kinh doanh của hãng thép hàng đầu đến từ Úc.

NS BlueScope Việt Nam là thương hiệu thép đầu tiên ra mắt dòng sản phẩm mạ nhôm kẽm tại thị trường Việt Nam năm 2005, và trong năm 2019, hãng sẽ tiếp tục vai trò tiên phong đổi mới với dòng sản phẩm tôn Zincalume® và Colorbond® sở hữu công nghệ ActivateTM đầu tiên và duy nhất trên thị trường, có thể thách thức các điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất như môi trường biển và môi trường công nghiệp ô nhiễm.

Doanh nghiệp tư nhân cần tự chủ xây dựng năng lực cạnh tranh trong CPTPP - Ảnh 1.

Nhà máy VINFAST tại Hải Phòng sử dụng tôn Colorbond để đảm bảo độ bền vững của công trình trong điều kiện môi trường gần biển.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh từ sản phẩm, NS BlueScope Việt Nam còn chú trọng xây dựng những giá trị cốt lõi phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc cũng như những tiêu chuẩn khắt khe của CPTPP thông qua 5 trụ cột chính: An toàn, sức khỏe cho nhân viên, khách hàng, cổ đông; Giảm tối đa khí thải gây hiệu ứng nhà kính với 3 triệu kg khí thải CO2 đã được cắt giảm, tương đương với lượng khí thải của 1.200 xe ôtô trong 1 năm; Nâng cao tỷ lệ lao động và lãnh đạo nữ trong doanh nghiệp; Minh bạch và phòng chống tiếp tay với tham nhũng.

Doanh nghiệp tư nhân cần tự chủ xây dựng năng lực cạnh tranh trong CPTPP - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian triển lãm thành tựu và các sản phẩm nổi

bật của Colorbond, thương hiệu tôn chất lượng cao thuộc Tập đoàn BlueScope.

Về phía chính phủ, ông Võ Minh Nhựt cũng nêu ra các kiến nghị, trong đó có các nội dung như: Tăng cường công tác truyền thông, phổ cập và đặc biệt xây dựng cổng thông tin toàn diện, chi tiết về các thị trường và thuế ngành hàng theo lộ trình CPTPP; Chỉnh sửa hệ thống luật pháp và tăng cường việc thực thi nhằm tuân thủ yêu cầu của CPTPP và tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp; Tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tự xây dựng chuỗi cung ứng có trách nhiệm.

Trong hành trình đồng hành cùng sự phát triển của nền kinh tế, Colorbond® nói riêng, NS BlueScope Việt Nam nói chung đã, đang và sẽ tiếp tục ứng dụng các dòng sản phẩm chất lượng cao và kinh nghiệm chuyên môn đầu ngành của hãng để đóng góp cho sự phát triển chung của toàn ngành.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên