Doanh nghiệp vừa có hơn 10 phiên trần liên tiếp từng được báo Nhật Bản gọi tên "đáng mong đợi ở châu Á"
Một kỳ lân công nghệ của Việt Nam vừa có chuỗi tăng điểm ấn tượng trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp này nhận được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín.
- 15-02-2023Khi các chủ tịch, CEO dùng mạng xã hội: Ông Hoàng Nam Tiến lên dạy... nấu phở, ông Nguyễn Tử Quảng bàn về ChatGPT
- 15-02-2023Lời cảnh báo: ''Đừng vội kiếm tiền từ chatbot AI như ChatGPT''
- 15-02-2023Bài học lớn từ tỷ phú Phạm Nhật Vượng của CEO startup dịch vụ hỗ trợ TMĐT số 1 Việt Nam
Cụ thể, cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG gây "sốt" trên thị trường chứng khoán khi ghi nhận đà tăng phi mã, có liên tiếp 11 phiên trần để trở thành cổ phiếu đắt giá nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam cũng như đánh dấu lần đầu tiên có 1 cổ phiếu có giá hơn 1 triệu đồng.
VNZ lên sàn từ ngày 5/1 nhưng phải đến ngày 1/2 mới có giao dịch đầu tiên. Trong 7 phiên giao dịch đầu tiên, mỗi ngày cổ phiếu VNZ đều chỉ giao dịch 100 cổ phiếu. Chưa hết phiên sáng nhưng đã có 6.700 cổ phiếu VNZ được giao dịch, mức thanh khoản cao nhất từ trước đến nay.
Giải trình về đà tăng “nóng” của cổ phiếu VNZ thời gian qua, lãnh đạo công ty này nêu, giá cổ phiếu VNZ tăng hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cung - cầu của thị trường chứng khoán và thị hiếu, nhu cầu, đánh giá của nhà đầu tư. Công ty không có bất kỳ sự can thiệp hay kiểm soát nào đối với diễn biến giá cổ phiếu VNZ trong thời gian qua.
Đến phiên giao dịch sáng ngày 16/2, cổ phiếu VNZ tiếp tục chạm mức giá trần từ đầu phiên lên 1.562.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu VNZ không giữ được đà tăng và quay đầu giảm xuống mức thấp nhất là 1.296.200 đồng/cổ phiếu, giảm trước khi tăng trở lại.
Hồi đầu năm nay, Nikkei Asia công bố danh sách 10 công ty đáng mong đợi ở châu Á trong năm 2023, trong đó có Công ty Cổ phần VNG, vốn được coi là “kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam.
Trong bài giới thiệu về 10 công ty này, Nikkei Asia nhấn mạnh sau một năm đầy biến động do xung đột, lạm phát và đại dịch COVID-19 kéo dài, các công ty châu Á đã nổi lên với tham vọng tạo địa chấn ở thị trường trong và ngoài nước vào năm 2023.
Theo Nikkei Asia, Công ty cổ phần VNG - “kỳ lân” công nghệ đầu tiên của Việt Nam - đã nổi lên như một trong những công ty được theo dõi nhiều nhất ở Việt Nam và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay.
Báo Nikkei Asia cho rằng công ty khởi nghiệp của Việt Nam trở thành một trong những ngôi sao công nghệ đang lên ở Đông Nam Á, cung cấp các dịch vụ từ trò chơi, hệ thống nhắn tin và thanh toán di động cho đến các trợ lý giọng nói sử dụng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Ông Lê Hồng Minh sáng lập VNG từ năm 2004, khởi đầu là một nhà phát triển và phát hành trò chơi trực tuyến có tên là Vinagame. Sau đó, công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường châu Á khác, nơi VNG phải cạnh tranh với các đối thủ như Sea có trụ sở tại Singapore. Với người dùng tại hơn 130 quốc gia, VNG đặt mục tiêu đạt 320 triệu khách hàng trên toàn cầu vào năm 2023.
VNG đang mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác, trong đó đáng chú ý nhất là sự ra mắt của ứng dụng nhắn tin Zalo vào năm 2012. Dịch vụ này đã vượt qua Facebook Messenger của Meta tại Việt Nam vào năm 2020 và hiện có hơn 74 triệu người dùng tại thị trường trong nước, nơi ứng dụng này được sử dụng để trò chuyện, mua sắm, gửi tiền và thanh toán hóa đơn.
Theo Nikkei Asia, hiện nay, VNG đang muốn đẩy nhanh việc mở rộng hoạt động ra quốc tế và việc ra mắt thị trường Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực này.
Nhịp sống thị trường