4 cá nhân sở hữu 62,17% cổ phần VFR, SCIC đã thoái vốn thành công?
Trước khi thực hiện giao dịch, cả 4 cổ đông trên đều chưa từng sở hữu cổ phần tại Vietfracht. Sau khi thực hiện thành công, tổng số cổ phần mà 4 cổ đông này nắm giữ đã lên tới 9.325.800, tương ứng tỷ lệ sở hữu 62,17% cổ phần tại Vietfracht.
- 18-05-2015SSI, HUT, VFR, LAF, TIG, KAC, TIX: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- 18-05-2015SCIC đăng ký thoái vốn khỏi Vietfracht
- 05-05-2015Chứng khoán IB (VIX) đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VFR lên 9,2%
SGDCK Hà Nội (HNX) thông báo vê việc sở hữu của cổ đông lớn tại CTCP Vận tải và thuê tàu- Vietfracht (Mã CK: VFR).
Theo đó, 4 cá nhân bao gồm bà Vũ Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thanh, Đỗ Thị Huyền Thanh và Dương Thị Huệ đã mua vào lượng lớn cổ phiếu VFR và trở thành cổ đông lớn của Vietfracht.
Cụ thể, bà Vũ Thị Hạnh đã mua vào 2.503.819 cổ phiếu VFR (tỷ lệ 16,69%), bà Nguyễn Thị Thanh mua 1.877.865 cổ phiếu (12,52%), bà Đỗ Thị Huyền Thanh mua 2.086.516 cổ phiếu (13,91%) và bà Dương Thị Huệ mua 2.857.600 cổ phiếu (19,05%). Ngày thay đổi tỷ lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn đều rơi vào ngày 20/5/2015.
Trước khi thực hiện giao dịch, cả 4 cổ đông trên đều chưa từng sở hữu cổ phần tại Vietfracht. Sau khi thực hiện thành công, tổng số cổ phần mà 4 cổ đông này nắm giữ đã lên tới 9.325.800, tương ứng tỷ lệ sở hữu 62,17% cổ phần tại Vietfracht.
Được biết, SCIC đã đăng ký bán toàn bộ 7,65 triệu cổ phiếu VFR mà tổ chức này đang nắm giữ, tương đương 51,52% vốn điều lệ của Vietfracht. Giao dịch dự kiến được thỏa thuận từ 20/5 đến 18/6/2015. Như vậy khoảng thời gian mà SCIC thoái vốn trùng với thời điểm 4 cổ đông trở thành cổ đông lớn. Nhiều khả năng SCIC đã thoái thành công toàn bộ phần vốn góp của mình tại Vietfracht.
Năm 2015, Vietfracht đặt kế hoạch lợi nhuận vỏn vẹn 200 triệu đồng trước thuế và cổ phiếu VFR hiện đang bị đưa vào diện bị cảnh báo do kết quả kinh doanh thua lỗ năm 2014.
Trí Thức Trẻ