63 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia 2014
"Tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam 1 tháng là cả thế giới biết nhưng doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản cả năm trời không ai biết đến".
Chiều ngày 16/12, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương đã công bố danh sách các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia năm 2014.
Theo đó, trong số hàng vạn doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 63 doanh nghiệp có sản phẩm đạt chuẩn quốc gia. Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực:
Trong lĩnh vực cơ khí, máy móc, thiết bị nhiều thương hiệu quen thuộc được bầu chọn: ô tô Trường Hải, Hoà Phát, Tân Á, Rossi...
Dệt may, da giày: An Phước, Bitis, May Nhà Bè, Việt Tiến, May 10…
Điện- điện tử- công nghệ thông tin- viễn thông: VNPT, Điện quang, Cadivi, Thipha Cable,…
Lĩnh vực đồ gỗ- gốm sứ- thủ công mỹ nghệ: Minh Long.
Đồ trang sức- kim hoàn- đá quý: SJC, PNJ, Doji.
Dược phẩm-hoá mỹ phẩm: OPC, Traphaco, Hồng Hà, Rạng Đông…
Nông lâm thuỷ sản: Vinacafe, Trung Nguyên, Tín Nghĩa, Cozy…
Tài chính- ngân hàng: Vietcomnbank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, VPBank, Sacombank.
Thực phẩm-đồ uống: Kinh Đô, Sabeco, Bia Sài Gòn, Vinamilk, Trà xanh 0 độ,…
Thương mại- dịch vụ: Happro, Viettel
Vận tải- du lịch: Saigontourist, Tân Cảng Sài Gòn, Vietravel
Vật tư nông nghiệp: Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau.
Xây dựng-vật liệu xây dựng-bất động sản: Hoà Bình, Hoa Sen, Euro Window, Viglacera, Sơn Đại Bàng…
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá đây là chương trình duy nhất của Chính Phủ quảng bá cho thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, sau khi được vinh danh các thương hiệu này sẽ được Chính Phủ cùngc các bộ ngành liên quan hỗ trợ phát triển thương hiệu cả ở trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề định vị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam còn khá yếu. Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: "Tại sao các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam 1 tháng là cả thế giới biết nhưng doanh nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản cả năm trời không ai biết đến".
Hướng Dương