MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ác mộng của Startup đang đến: Nhà đầu tư quay lưng, định giá ngày càng thấp, hết đường IPO

31-03-2016 - 10:53 AM | Doanh nghiệp

Tại thung lũng Silicon - nơi trước đây có dòng vốn khổng lồ chảy vào các công ty khởi nghiệp (startup), đẩy giá trị của chúng “lên trời”, tạo ra cơn sốt tuyển dụng và số tiền chi cho quảng cáo đang xuất hiện nhiều tín hiệu u ám.

Theo phân tích của tờ WSJ, các quỹ đầu tư đang ngày một cắt giảm số tiền đầu tư cho các công ty khởi nghiệp nhiều hơn và họ cũng ít thực hiện các khoản đầu tư mới hơn.

Việc cắt giảm lượng vốn đầu tư của các quỹ đe doạ mạnh mẽ tới tình trạng suy thoái vốn làm giảm mức định giá của nhiều startup thời gian gần đây, thu hẹp tham vọng và gây ra tình trạng sa thải ồ ạt. Điều này buộc các công ty khởi nghiệp phải tập trung toàn lực vào lợi nhuận thay vì đạt được tăng trưởng bằng mọi giá như trước.

BlackRock, Fidelity Investmet, T. Rowe Price và Wellington Management hiện đang điều hành hoặc tư vấn cho các quỹ tương hỗ sở hữu cổ phần tại ít nhất 40 công ty khởi nghiệp trị giá 1 tỷ USD hoặc hơn theo hồ sơ nộp lên cơ quan chức năng.

13 trong số những công ty khởi nghiệp này, ít nhất có một quỹ tương hỗ đang định giá khoản đầu tư của họ thấp hơn giá trị ban đầu. Trong khi đó, các công ty này cũng định giá 13 startup ở mức trung bình thấp hơn 28% mức giá trị ban đầu.

Những startup này bao gồm cả dịch vụ tin nhắn Snapchat, Evernot và hãng môi giới bảo hiểm sức khoẻ Zenefits.

Chỉ 3 quỹ hiện vẫn sở hữu phần ở các công ty được định giá ngang bằng với số tiền họ bỏ ra trước đó.

Còn theo Dow Jones VentureSource, các công ty quỹ chỉ mua cổ phần tại 10 startup trong quý 4, giảm từ mức đỉnh điểm 32 startup trong quý thứ 2 năm ngoái.

Tình hình kể trên không chỉ khiến nhiều nhà đầu tư mạo hiểm "HOANG MANG" mà còn gây “SỐC” đối với lãnh đạo của các công ty khởi nghiệp.

Việc bị định giá thấp khiến các startup khó khăn hơn trong việc kêu gọi vốn với giá cao và thay vào đó phải tổ chức nhiều vòng huy động vốn nhỏ tại mức giá thấp hơn.

Hậu quả của việc này là khiến tinh thần của nhân viên giảm sút đồng thời ảnh hưởng tới việc tuyển dụng nhân tài mới bằng quyền nắm giữ cổ phiếu công ty.

Theo Jeff Richard – một đối tác quản lý của GGV Capital - công ty quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Califonia, Mỹ thì: “Việc báo cáo giải trình và tính minh bạch chưa bao giờ thực sự là một phần của thị trường đầu tư mạo hiểm. Nhưng đột nhiên mọi thứ đều được làm sáng tỏ và điều này thật sự gây sốc”.

Bản thân GGV sở hữu cổ phần tại công ty phân tích Web Domo - startup bị Fidelity định giá giảm tới 16% so với thời điểm tháng 8. Tuy nhiên hiện tại, phía công ty quỹ đầu tư vẫn định giá khoản đầu tư của họ tại đây đã tăng hơn 72% so với số tiền bỏ ra ban đầu.

Một ví dụ khác là hãng sản xuất đồ thể thao Draftking (cũng do GGV sở hữu một phần) bất ngờ bị định giá giảm tới 72% trong quý 4.

Tình thế bắt đầu đảo ngược như vậy có lẽ từ khoảng nửa cuối năm 2015 khi tâm trạng sục sôi tưởng chừng như bất tận tại thung lũng Silicon bất ngờ giảm sút. Sự sụp đổ của những cổ phiếu công nghệ và thất bại của nhiều thương vụ IPO đã đánh mất viễn cảnh lạc quan vào thị trường.

Cũng trong năm nay, Fidelity và các quỹ đầu tư được tư vấn bởi Wellington đã định giá 13 công ty khởi nghiệp giảm đi ít nhất 5%. Ngoài ra cũng không có công ty khởi nghiệp nào được định giá tăng thêm trên 5% giá trị.

Điều này hoàn toàn trái ngược với cùng kỳ năm ngoái, khi đa phần các công ty khởi nghiệp đều được định giá cao lên.

BlackRock, Fidelity, T. Rowe Price và các quỹ do Wellington tư vấn nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất rót vốn vào các startup.

Theo tài liệu công bố, các công ty khởi nghiệp đã nhận được ít nhất 3,8 tỷ USD từ Fidelity và T. Rowe Price, tức là gần 12% tổng vốn huy động của tất cả các startup.

Thông thường, các quỹ tương hỗ sẽ đổ tiền và startup và thu lại sau khi startup tiến hành IPO. Tuy nhiên tính từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán ảm đạm đã buộc các công ty phải tạm dừng kế hoạch IPO.

Ngược lại, cùng kỳ năm ngoái, đã có 16 công ty như vậy IPO thành công. Con số này thật ra, cũng giảm so với con số 30 công ty trong năm 2014. Sau IPO, giá cổ phiếu của các công ty này đã giảm trung bình hơn 30%.

Phía các công ty quỹ thì từ chối đưa ra bình luận tại sao họ không còn mặn mà với các công ty khởi nghiệp. Dẫu vậy, không phải tất cả các lãnh đạo đều tỏ ra bi quan trong tình huống này.

Ví dụ điển hình là Richard – một chuyên gia đầu tư mạo hiểm tại GGV. Ông cho răng mức định giá thấp hơn từ phía các quỹ tương hỗ buộc các chủ doanh nghiệp phải giảm kỳ vọng. “Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường đã chuyển hướng”, ông nói.

Theo Vân Đàm

Trí thức trẻ/CafeBiz

Trở lên trên