Apple đầu tư 1 tỷ USD: Tránh những thỏa thuận ngầm
Bây giờ chính là là lúc Việt Nam có thể đưa ra điều kiện mặc cả và sử dụng quyền lựa chọn của mình để chọn mặt gửi vàng...
- 21-03-2016Apple bắt đầu từ Hà Nội
- 17-03-2016Apple rót 1 tỷ vào Việt Nam: Người Mỹ quyết nhanh lắm!
- 16-03-2016Apple sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào Việt Nam
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Giấc mơ không dang dở
Thông tin cho biết Apple đang lên kế hoạch xây dựng trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) trị giá 1 tỷ USD tại Hà Nội. Đây được coi là bước đi đầu tiên của gã khổng lồ công nghệ tại Việt Nam.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, nếu Apple chủ động đầu tư vào VN, các nhà đầu tư lớn khác có thể theo đuôi Apple để tiến vào, điều này sẽ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại VN với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Hiếu cho biết, có nhiều lý do để Apple lựa chọn VN như, giá nhân công rẻ, nguồn lao động có tay nghề cũng được nâng lên. Trong tương lai, khi các cam kết TPP được thực hiện, các sản phẩm mang nguồn gốc xuất xứ VN sẽ được miễn giảm thuế khi xuất khẩu vào Mỹ và 12 nước thành viên cùng tham gia. Cũng giống những nhà đầu tư khác, Apple chắc chắn không nằm ngoài sự tính toán trên.
Tuy nhiên, ông Hiếu lưu ý, TPP vẫn đang trong giai đoạn thương thảo. Dù được đã ký kết nhưng TPP chưa được Quốc hội nước nào phê chuẩn. Ngay cả nước Mỹ. Vì thế, từ việc ký kết hiệp định TPP tới thời điểm hiệp định này có hiệu lực và đi vào hoạt động còn rất xa. Thời điểm này, chính là lúc các nhà đầu tư đang chuẩn bị sẵn các điều kiện cơ sở hạ tầng cho giai đoạn hội nhập khi TPP chính thức đi vào hoạt động.
"Đây là lý do để Apple và nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác muốn xem xét chuyển trụ sở về VN. Và theo dự báo, xu hướng trên sẽ còn gia tăng nhiều hơn trong tương lai".
Về địa điểm lựa chọn, ông Hiếu cho biết, có thể Apple sẽ lựa chọn HN cũng có thể là bất kỳ địa phương nào nếu nó phù hợp với điều kiện kinh doanh sản phẩm của họ.
Ông Hiếu lưu ý, thu hút một dự án có nguồn vốn lên tới 1 tỷ USD là rất lớn. Chắc chắn, sẽ có một cuộc chạy đua ưu đãi giữa các địa phương nhằm lôi kéo cho được dự án về với tình mình. Điều này, hoàn toàn là dể hiểu.
Ông phân tích mấy lý do sau: Có dự án sẽ giải quyết được vấn đề lao động, việc làm; có dự án sẽ có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; có dự án còn có tăng trưởng GDP; có dự án còn là cơ hội nâng tầm thương hiệu cho địa phương, tạo ấn tượng, điểm nhấn cho địa phương đó trong các thương vụ thu hút đầu tư tiếp theo....
Mặt khác, Apple lại là một trong những thương hiệu về công nghệ thông tin lớn nhất thế giới cùng với Samsung, LG, vì thế sự có mặt của thương hiệu trên sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho địa phương nói riêng cũng như VN nói chung. Có thể xem đây là cơ hội mở đường nuôi dưỡng tiếp giấc mơ "thung lũng silicon" mà VN đã bỏ dở từ cách đây 20 năm trước.
Việt Nam cần làm gì?
Tuy nhiên, ông Hiếu cho biết, để hình thành thung lũng silicon đòi hỏi VN phải có kế hoạch cũng như những bước đi rất cụ thể cũng như một chiến lược thu hút đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Để làm được như vậy, theo ông Hiếu VN cần phải chuẩn bị những yêu cầu sau:
Thứ nhất, về vị trí địa lý. Vị trí được lựa chọn phải đảm bảo thuận lợi cho quá trình sản xuất, phát triển của nhà đầu tư.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, kết nối logistics tốt. Bên cạnh đó, những yếu tố chịu tác động đi kèm như trung tâm thương mại, thị trường BĐS cũng phải được tính toán, chuẩn bị kỹ.
Thứ ba, phải có sự chuẩn bị, tính toán về nhân sự, lao động phục vụ cho dự án.
Thứ tư là vấn đề tay nghề. Bên cạnh lao động phổ thông tham gia làm việc tại dự án cũng phải lưu ý đào tạo một số lượng kỹ sư, lao động có tay nghề, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất của Apple.
Thứ năm, chính sách của Chính phủ cụ thể thế nào với một dự án công nghệ cao đầu tư vào VN.
Vấn đề chuyển giao công nghệ sẽ được đặt ra thế nào? Sự tính toán của VN ra sao trong trường hợp Apple sẽ rút đi khi đã tận dụng hết những lợi thế? VN sẽ được gì từ dự án này?
Rút ra bài học từ những dự án trước, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, cách hay nhất để bước được vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài có lẽ phải xuất phát từ Bộ Công thương và Bộ KHĐT.
"Là đơn vị chủ quản, hai bộ cần phải trao đổi trực tiếp với Apple, dựa trên những yêu cầu, đề xuất của nhà đầu tư mà đưa ra những tư vấn hợp lý về địa điểm cũng như thảo luận về kế hoạch sản xuất, kinh doanh của họ. Dựa trên yêu cầu, nguyện vọng của họ mới tính tới lựa chọn địa phương có điều kiện phù hợp.
Theo Đất Việt