Ban Kinh tế Trung ương: Năm 2015 là năm của doanh nghiệp
Tất cả các sự kiện về hội nhập quốc tế sẽ tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam bước sang năm 2015, một năm được đánh giá sẽ có nhiều dấu ấn đặc biệt với các hoạt động “chạy nước rút” của các bộ, ngành, địa phương cho kế hoạch 5 năm (2011-2015).
Bên cạnh đó năm 2015, Việt Nam dự báo sẽ “gặt hái” nhiều thỏa thuận đàm phán từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và đáng chú ý là sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Nhân dịp năm mới, giáo sư, tiến sĩ Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã dành cho VietnamPlus cuộc trao đổi về triển vọng kinh tế và các công việc tiếp theo của Việt Nam trong năm 2015 này.
-Thưa ông, năm 2014 khép lại với những dấu ấn khá tích cực trong các chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, năm 2015 được đánh giá là một năm “đặc biệt” với các hiệp định thương mại tự do dự kiến sẽ đạt kết quả đàm phán và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm. Bên cạnh những mặt mạnh, những yếu tố cơ hội thì Việt Nam cần phải giải quyết những thách thức gì?
Ông Vương Đình Huệ: Đúng! Năm 2015 là năm cuối cùng nhiệm kỳ và địa phương, bộ ngành thường gọi đây năm “chạy nước rút” để chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau. Chúng tôi thấy không khí tinh thần các tỉnh, thành đang tập trung cao độ nỗ lực để đạt mức hoàn thành chỉ tiêu cao nhất của kế hoạch 5 năm. Mà người Việt mình chạy nước rút cũng đáng nể đấy.
Bên cạnh đó, năm 2015 là rất lạ, năm sẽ kết thúc đàm phán và triển khai nhiều hiệp định tự do thương mại (Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam- Liên minh châu Âu, Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga- Belarus-Kazakhstan, Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương-TPP, Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015-AEC).
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì thách thức đối mặt cũng không nhỏ. Do đó để tận dụng tối đa những cơ hội cũng như kiểm soát được những tác động ảnh hưởng, việc cần phải làm ngay là thực hiện tích hợp các cam kết trong những hiệp định này. Khi lồng ghép với nhau, những chỉ đạo sẽ thống nhất và sát sao hơn.
Bên cạnh đó, đơn vị chức năng cũng phải “bổ dọc” các cam kết theo từng lĩnh vực một, để cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý có thể xây dựng, hoạch định và triển khai các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể.
-“76% doanh nghiệp Việt Nam không biết gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), 94% doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung đàm phán trong AEC, 63% doanh nghiệp không hiểu về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia AEC,” ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ông Vương Đình Huệ: Nếu những số liệu thống kê đó là đúng thì rất đáng lo ngại. Trong khi nước ngoài, họ lại rất quan tâm. Mới đây, các giáo sư và lãnh đạo Viện Nghiên cứu chính sách của Nhật Bản khi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương chủ đề mà họ quan tâm nhất là Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
Việt Nam nằm trong bốn nước thuộc nhóm hai, có lộ trình cắt giảm thuế quan đến năm 2018. Song về cơ bản đến năm 2015, Việt Nam đã phải thực hiện cam kết với 93% dòng thuế phải về 0% và chỉ còn 7% dòng thuế (trong đó có một số mặt hàng rất là quan trọng như ô tô, điện tử…) sẽ về 0% thuế suất ở năm 2018.
Một khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành, sẽ tạo ra thành thị trường thống nhất, cỡ khoảng 650 triệu dân, GDP dự kiến sẽ khoảng gần 2.000 tỷ USD (quy mô đứng thứ 7 thế giới). Nó cũng tạo ra thị trường xe hơi thứ tư thế giới. Đấy là điều mà các nước, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.
Nếu Việt Nam xây dựng được năng lực cạnh tranh tốt, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi rất nhiều với việc mở rộng thị trường, đưa hàng hóa tiến vào các nước ASEAN. Ngược lại nếu việc chuẩn bị hội nhập không tốt thì rủi ro sẽ tới, Việt Nam trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước trong khu vực.
Do đó, không còn cách nào khác Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tất cả các sự kiện về hội nhập quốc tế sẽ tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
-Với cương vị là một Ban tham mưu của Đảng về các đường lối, chính sách liên quan đến kinh tế, ông có thể cho biết những vấn đề trọng tâm mà Ban Kinh tế Trung ương sẽ tập trung vào nghiên cứu trong năm nay?
Ông Vương Đình Huệ: Đối với doanh nghiệp, năm 2015 là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục đặt trọng tâm nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các vấn đề về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như tôi nói, về thể chế hiện chúng ta mới quy định những vấn đề nguyên tắc cho môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và phát triển các loại doanh nghiệp. Cho nên một trong những chủ đề chính Ban Kinh tế Trung ương đặt ra “năm 2015 là năm của doanh nghiệp.”
Theo đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu các thể chế, các chính sách để tiếp tục phát triển các loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp xã hội; Thể chế, chính sách cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, nhất là trong nông nghiệp.
Ngoài ra với những đơn vị sự nghiệp công, kế hoạch sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giá và phí, chuyển từ phí thành giá, cơ chế tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
Bên cạnh tất cả các vấn đề liên quan đến chính sách cho doanh nghiệp, theo kế hoạch sẽ nghiên cứu lồng ghép vấn đề cải cách thể chế kinh tế để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Lĩnh vực thứ hai, chúng tôi tiếp tục tập trung vào các vấn đề phân công, phân cấp, phân quyền từ trung ương, địa phương, các nguyên tắc căn bản định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trung ương và địa phương, các nguyên tắc và giải pháp phát triển kinh tế vùng, tăng cường liên kết vùng.
Thứ ba, Ban cũng có kế hoạch nghiên cứu những định hướng chính sách chiến lược cho vấn đề thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA căn cơ và bài bản.
Thứ tư là về công nghiệp, chúng tôi đang đặt trọng tâm nghiên cứu về chính sách công nghiệp quốc gia và thương hiệu công nghiệp quốc gia.
Một nội dung quan trọng khác cũng được Ban Kinh tế Trung ương tập trung nghiên cứu trong năm 2015 là chiến lược phát triển kinh tế các tỉnh biên giới của nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bên cạnh đó năm 2015, Việt Nam dự báo sẽ “gặt hái” nhiều thỏa thuận đàm phán từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương và đáng chú ý là sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Nhân dịp năm mới, giáo sư, tiến sĩ Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã dành cho VietnamPlus cuộc trao đổi về triển vọng kinh tế và các công việc tiếp theo của Việt Nam trong năm 2015 này.
-Thưa ông, năm 2014 khép lại với những dấu ấn khá tích cực trong các chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, năm 2015 được đánh giá là một năm “đặc biệt” với các hiệp định thương mại tự do dự kiến sẽ đạt kết quả đàm phán và cũng là năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm. Bên cạnh những mặt mạnh, những yếu tố cơ hội thì Việt Nam cần phải giải quyết những thách thức gì?
Ông Vương Đình Huệ: Đúng! Năm 2015 là năm cuối cùng nhiệm kỳ và địa phương, bộ ngành thường gọi đây năm “chạy nước rút” để chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau. Chúng tôi thấy không khí tinh thần các tỉnh, thành đang tập trung cao độ nỗ lực để đạt mức hoàn thành chỉ tiêu cao nhất của kế hoạch 5 năm. Mà người Việt mình chạy nước rút cũng đáng nể đấy.
Bên cạnh đó, năm 2015 là rất lạ, năm sẽ kết thúc đàm phán và triển khai nhiều hiệp định tự do thương mại (Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam- Liên minh châu Âu, Việt Nam với Liên minh thuế quan Nga- Belarus-Kazakhstan, Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương-TPP, Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015-AEC).
Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì thách thức đối mặt cũng không nhỏ. Do đó để tận dụng tối đa những cơ hội cũng như kiểm soát được những tác động ảnh hưởng, việc cần phải làm ngay là thực hiện tích hợp các cam kết trong những hiệp định này. Khi lồng ghép với nhau, những chỉ đạo sẽ thống nhất và sát sao hơn.
Bên cạnh đó, đơn vị chức năng cũng phải “bổ dọc” các cam kết theo từng lĩnh vực một, để cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý có thể xây dựng, hoạch định và triển khai các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể.
-“76% doanh nghiệp Việt Nam không biết gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), 94% doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung đàm phán trong AEC, 63% doanh nghiệp không hiểu về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia AEC,” ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Ông Vương Đình Huệ: Nếu những số liệu thống kê đó là đúng thì rất đáng lo ngại. Trong khi nước ngoài, họ lại rất quan tâm. Mới đây, các giáo sư và lãnh đạo Viện Nghiên cứu chính sách của Nhật Bản khi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương chủ đề mà họ quan tâm nhất là Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
Việt Nam nằm trong bốn nước thuộc nhóm hai, có lộ trình cắt giảm thuế quan đến năm 2018. Song về cơ bản đến năm 2015, Việt Nam đã phải thực hiện cam kết với 93% dòng thuế phải về 0% và chỉ còn 7% dòng thuế (trong đó có một số mặt hàng rất là quan trọng như ô tô, điện tử…) sẽ về 0% thuế suất ở năm 2018.
Một khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành, sẽ tạo ra thành thị trường thống nhất, cỡ khoảng 650 triệu dân, GDP dự kiến sẽ khoảng gần 2.000 tỷ USD (quy mô đứng thứ 7 thế giới). Nó cũng tạo ra thị trường xe hơi thứ tư thế giới. Đấy là điều mà các nước, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.
Nếu Việt Nam xây dựng được năng lực cạnh tranh tốt, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi rất nhiều với việc mở rộng thị trường, đưa hàng hóa tiến vào các nước ASEAN. Ngược lại nếu việc chuẩn bị hội nhập không tốt thì rủi ro sẽ tới, Việt Nam trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước trong khu vực.
Do đó, không còn cách nào khác Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tất cả các sự kiện về hội nhập quốc tế sẽ tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
-Với cương vị là một Ban tham mưu của Đảng về các đường lối, chính sách liên quan đến kinh tế, ông có thể cho biết những vấn đề trọng tâm mà Ban Kinh tế Trung ương sẽ tập trung vào nghiên cứu trong năm nay?
Ông Vương Đình Huệ: Đối với doanh nghiệp, năm 2015 là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục đặt trọng tâm nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các vấn đề về chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như tôi nói, về thể chế hiện chúng ta mới quy định những vấn đề nguyên tắc cho môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và phát triển các loại doanh nghiệp. Cho nên một trong những chủ đề chính Ban Kinh tế Trung ương đặt ra “năm 2015 là năm của doanh nghiệp.”
Theo đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu các thể chế, các chính sách để tiếp tục phát triển các loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp xã hội; Thể chế, chính sách cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, nhất là trong nông nghiệp.
Ngoài ra với những đơn vị sự nghiệp công, kế hoạch sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giá và phí, chuyển từ phí thành giá, cơ chế tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
Bên cạnh tất cả các vấn đề liên quan đến chính sách cho doanh nghiệp, theo kế hoạch sẽ nghiên cứu lồng ghép vấn đề cải cách thể chế kinh tế để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Lĩnh vực thứ hai, chúng tôi tiếp tục tập trung vào các vấn đề phân công, phân cấp, phân quyền từ trung ương, địa phương, các nguyên tắc căn bản định hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội trung ương và địa phương, các nguyên tắc và giải pháp phát triển kinh tế vùng, tăng cường liên kết vùng.
Thứ ba, Ban cũng có kế hoạch nghiên cứu những định hướng chính sách chiến lược cho vấn đề thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA căn cơ và bài bản.
Thứ tư là về công nghiệp, chúng tôi đang đặt trọng tâm nghiên cứu về chính sách công nghiệp quốc gia và thương hiệu công nghiệp quốc gia.
Một nội dung quan trọng khác cũng được Ban Kinh tế Trung ương tập trung nghiên cứu trong năm 2015 là chiến lược phát triển kinh tế các tỉnh biên giới của nước ta.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Hạnh Nguyễn