Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã làm gì với doanh nghiệp nhà nước?
Những nỗi lo về khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đầy ắp và các đề xuất cải cách mạnh mẽ vẫn không ngừng được đưa ra.
Báo cáo về kết quả thực hiện lời hứa qua hoạt động chất vấn tại các kỳ họp thứ 3,4 5 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết đã triển khai một loạt các công việc về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và khung pháp luật liên quan đến cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh nội dung này, bản báo cáo mới được hoàn thành ngày 3/10/2013 của vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư còn nêu kết quả thực hiện nhiều nội dung khác. Như hoàn thiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài… song hầu hết chỉ điểm qua đầu việc, không có nhiều thông tin mới đáng chú ý.
Với cải cách doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cho hay đề án "Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã được trình.
Tháng 8 vừa qua, đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cũng đã được đặt lên bàn nghị sự của Chính phủ.
Đến nay đa số các đề án tái cơ cấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Và Bộ Kế hoạch và Đầu tưđã tích cực thẩm định cho ý kiến vào các đề án này.
Đáng chú ý là nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhà nước cũng đang được Bộ tích cực nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ và Thủ tướng.
Với 7 dự thảo nghị định được kể tên tại báo cáo thì tới đây từ việc thành lập, giải thể công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đến chế độ giám sát kiểm tra, quy định về bán, giao, công bố thông tin… đều có sự thay đổi.
Vẫn liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong một bản báo cáo khác ra đời gần như cùng thời điểm về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu một số quan điểm đáng chú ý.
Như, cần làm rõ hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng và thực hiện lộ trình tách bạch nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận.
Bộ này cũng cho rằng cần loại bỏ và giảm thiểu độc quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt trong các lĩnh vực tồn tại độc quyền tự nhiên. Cần hạn chế tối đa các trách nhiệm chính trị xã hội đối với các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giao lại các nhiệm vụ này cho chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội để đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Không chỉ riêng Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mà nhiều thành viên Chính phủ khác cũng đã liên tiếp đưa ra nhiều thông điệp thể hiện quyết tâm rất cao trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây.
Song, những nỗi lo về khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đầy ắp và các đề xuất cải cách mạnh mẽ vẫn không ngừng được đưa ra.
Vẫn y nguyên yếu kém, hầu như không có bước tiến nào đáng kể là nhận xét của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên dành cho việc cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhất là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế ở khu vực này.
Một chuyên gia về định lượng, ông Bùi Trinh (Tổng cục Thống kê) tính toán, trong cả giai đoạn 2000-2012, khu vực nhà nước bỏ ra 8.20 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Trong giai đoạn 2007-2012, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi khi phải đầu tư 9.30 đồng mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.
Bản báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhìn nhận, sự yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước không chỉ gây ra lãng phí và phân bổ nguồn lực kém hiệu quả mà quan trọng hơn, nó làm khu vực này trở thành lực cản đối với những đòi hỏi cấp bách của chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu không thay đổi được vai trò, động cơ khuyến khích, hệ thống quản lý và điều tiết đối với khu vực này thì chương trình tái cơ cấu không thể thành công.
Đưa ra các lựa chọn để tái cấu trúc nền kinh tế, nhóm nghiên cứu bao gồm các tên tuổi khá quen thuộc như Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Xuân Thành, Phạm Duy Nghĩa… cho rằng, trên cơ sở xác định lại vai trò của nhà nước, cần xác định lại vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Với đóng góp của khu vực tư nhân cho GDP lên tới gần 70%, nhóm nghiên cứu phân tích, điều này có nghĩa là không thể dùng “hệ điều hành” cũ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho một nền kinh tế mới.
Bên cạnh nội dung này, bản báo cáo mới được hoàn thành ngày 3/10/2013 của vị “tư lệnh” ngành kế hoạch và đầu tư còn nêu kết quả thực hiện nhiều nội dung khác. Như hoàn thiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài… song hầu hết chỉ điểm qua đầu việc, không có nhiều thông tin mới đáng chú ý.
Với cải cách doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cho hay đề án "Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã được trình.
Tháng 8 vừa qua, đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cũng đã được đặt lên bàn nghị sự của Chính phủ.
Đến nay đa số các đề án tái cơ cấu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Và Bộ Kế hoạch và Đầu tưđã tích cực thẩm định cho ý kiến vào các đề án này.
Đáng chú ý là nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhà nước cũng đang được Bộ tích cực nghiên cứu, xây dựng để trình Chính phủ và Thủ tướng.
Với 7 dự thảo nghị định được kể tên tại báo cáo thì tới đây từ việc thành lập, giải thể công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đến chế độ giám sát kiểm tra, quy định về bán, giao, công bố thông tin… đều có sự thay đổi.
Vẫn liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong một bản báo cáo khác ra đời gần như cùng thời điểm về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu một số quan điểm đáng chú ý.
Như, cần làm rõ hơn vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng và thực hiện lộ trình tách bạch nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận với các nhiệm vụ an sinh xã hội khác không vì mục tiêu lợi nhuận.
Bộ này cũng cho rằng cần loại bỏ và giảm thiểu độc quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt trong các lĩnh vực tồn tại độc quyền tự nhiên. Cần hạn chế tối đa các trách nhiệm chính trị xã hội đối với các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giao lại các nhiệm vụ này cho chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội để đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Không chỉ riêng Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mà nhiều thành viên Chính phủ khác cũng đã liên tiếp đưa ra nhiều thông điệp thể hiện quyết tâm rất cao trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây.
Song, những nỗi lo về khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn đầy ắp và các đề xuất cải cách mạnh mẽ vẫn không ngừng được đưa ra.
Vẫn y nguyên yếu kém, hầu như không có bước tiến nào đáng kể là nhận xét của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên dành cho việc cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhất là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế ở khu vực này.
Một chuyên gia về định lượng, ông Bùi Trinh (Tổng cục Thống kê) tính toán, trong cả giai đoạn 2000-2012, khu vực nhà nước bỏ ra 8.20 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Trong giai đoạn 2007-2012, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi khi phải đầu tư 9.30 đồng mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.
Bản báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhìn nhận, sự yếu kém của khu vực doanh nghiệp nhà nước không chỉ gây ra lãng phí và phân bổ nguồn lực kém hiệu quả mà quan trọng hơn, nó làm khu vực này trở thành lực cản đối với những đòi hỏi cấp bách của chương trình tái cơ cấu nền kinh tế. Nếu không thay đổi được vai trò, động cơ khuyến khích, hệ thống quản lý và điều tiết đối với khu vực này thì chương trình tái cơ cấu không thể thành công.
Đưa ra các lựa chọn để tái cấu trúc nền kinh tế, nhóm nghiên cứu bao gồm các tên tuổi khá quen thuộc như Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Xuân Thành, Phạm Duy Nghĩa… cho rằng, trên cơ sở xác định lại vai trò của nhà nước, cần xác định lại vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Với đóng góp của khu vực tư nhân cho GDP lên tới gần 70%, nhóm nghiên cứu phân tích, điều này có nghĩa là không thể dùng “hệ điều hành” cũ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho một nền kinh tế mới.
Theo Nguyễn Lê