Chống chuyển giá và chuyện “cái lý người Mèo”
Hiện tượng chuyển giá có phải là hệ quả của một quá trình xây dựng chính sách thuế chưa phù hợp thực tế Việt Nam?...
Chưa rõ chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có được điều chỉnh về căn bản trong thời gian tới hay không, nhưng một điều chắc chắn là, ngành thuế đang phải đối mặt với một bài toán khó mang tên “chống chuyển giá”.
Khi được Chính phủ Lào mời sang tư vấn cho nước này về xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, các chuyên gia thuế của Việt Nam đã lưu ý nước này về câu chuyện chuyển giá, điều mà ngành thuế Việt Nam đã nhìn thấy, nhưng chưa giải quyết được.
Một chuyên gia từng tham gia công tác tư vấn này kể rằng, sau khi thảo luận, phía Việt Nam đã đề nghị Lào nên đánh thuế theo doanh thu.
“Khi đó chúng tôi tư vấn cho Lào rằng, với những nhà đầu tư như Coca-Cola, hãy nói với họ rằng chúng tôi không biết các ông làm ăn thế nào để tính thuế, nên thôi thì cứ mỗi lon nước ông bán ra, ông cho tôi thu lại vài cent”, chuyên gia này nói.
Người Lào đã nghe và áp dụng điều này trong thời gian qua, với chính Coca-Cola, họ đánh thuế trên doanh thu, và không khó khăn gì để kiểm soát chuyện này.
Lập luận đơn giản nói trên, để từ đó đi đến chính sách, được chuyên gia này nói vui rằng đấy là “cái lý người Mèo”.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, GS. Nguyễn Mại là người chứng kiến toàn bộ quá trình mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài 25 năm qua, trong đó có vấn đề chính sách thuế.
Ông kể, trong giai đoạn đầu mở cửa, Việt Nam thật sự lúng túng trong việc xác lập một chính sách thuế phù hợp. Thời điểm đó, nhân một đoàn chuyên gia của Singapore sang, phía Việt Nam đã thẳng thắn thừa nhận điều này và xin phía bạn tư vấn giúp.
Các chuyên gia Singapore, cảm nhận rất rõ khó khăn của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, rất nhiều thứ còn thiếu rõ ràng và minh bạch, chắc chắn sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc áp dụng một chính sách thuế phù hợp.
Kết quả là, họ cũng đã tư vấn cho Việt Nam nên đánh thuế theo doanh thu, hoặc theo một tỷ lệ nào đó trên lượng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Mại, vì nhiều lý do, ý kiến này đã không được tiếp nhận và hiện thực hóa trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sau đó.
Việt Nam tiến hành xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp như đang áp dụng hiện nay, một chính sách được tính trên phần lợi nhuận thu được. Với chính sách này, trong trường hợp doanh nghiệp chứng minh được là chưa có lãi, thì họ chưa phải đóng thuế.
Nhưng, đây lại là điều đã và đang được các doanh nghiệp FDI triệt để khai thác, đưa đến những nghi án chuyển giá đã và đang được thảo luận rộng rãi thời gian qua!
Chưa rõ chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có được điều chỉnh về căn bản trong thời gian tới hay không, nhưng một điều chắc chắn là, ngành thuế đang phải đối mặt với một bài toán khó mang tên “chống chuyển giá”. Khó là bởi, ở nhiều quốc gia phát triển hơn, minh bạch hơn vẫn còn hiện tượng chuyển giá.
Ví dụ này có lẽ được coi là một bài học sinh động về xây dựng chính sách, như cách ví von của chuyên gia thuế nọ về “cái lý người Mèo”.
Một chuyên gia từng tham gia công tác tư vấn này kể rằng, sau khi thảo luận, phía Việt Nam đã đề nghị Lào nên đánh thuế theo doanh thu.
“Khi đó chúng tôi tư vấn cho Lào rằng, với những nhà đầu tư như Coca-Cola, hãy nói với họ rằng chúng tôi không biết các ông làm ăn thế nào để tính thuế, nên thôi thì cứ mỗi lon nước ông bán ra, ông cho tôi thu lại vài cent”, chuyên gia này nói.
Người Lào đã nghe và áp dụng điều này trong thời gian qua, với chính Coca-Cola, họ đánh thuế trên doanh thu, và không khó khăn gì để kiểm soát chuyện này.
Lập luận đơn giản nói trên, để từ đó đi đến chính sách, được chuyên gia này nói vui rằng đấy là “cái lý người Mèo”.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, GS. Nguyễn Mại là người chứng kiến toàn bộ quá trình mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài 25 năm qua, trong đó có vấn đề chính sách thuế.
Ông kể, trong giai đoạn đầu mở cửa, Việt Nam thật sự lúng túng trong việc xác lập một chính sách thuế phù hợp. Thời điểm đó, nhân một đoàn chuyên gia của Singapore sang, phía Việt Nam đã thẳng thắn thừa nhận điều này và xin phía bạn tư vấn giúp.
Các chuyên gia Singapore, cảm nhận rất rõ khó khăn của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, rất nhiều thứ còn thiếu rõ ràng và minh bạch, chắc chắn sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc áp dụng một chính sách thuế phù hợp.
Kết quả là, họ cũng đã tư vấn cho Việt Nam nên đánh thuế theo doanh thu, hoặc theo một tỷ lệ nào đó trên lượng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo ông Mại, vì nhiều lý do, ý kiến này đã không được tiếp nhận và hiện thực hóa trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sau đó.
Việt Nam tiến hành xây dựng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp như đang áp dụng hiện nay, một chính sách được tính trên phần lợi nhuận thu được. Với chính sách này, trong trường hợp doanh nghiệp chứng minh được là chưa có lãi, thì họ chưa phải đóng thuế.
Nhưng, đây lại là điều đã và đang được các doanh nghiệp FDI triệt để khai thác, đưa đến những nghi án chuyển giá đã và đang được thảo luận rộng rãi thời gian qua!
Chưa rõ chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có được điều chỉnh về căn bản trong thời gian tới hay không, nhưng một điều chắc chắn là, ngành thuế đang phải đối mặt với một bài toán khó mang tên “chống chuyển giá”. Khó là bởi, ở nhiều quốc gia phát triển hơn, minh bạch hơn vẫn còn hiện tượng chuyển giá.
Ví dụ này có lẽ được coi là một bài học sinh động về xây dựng chính sách, như cách ví von của chuyên gia thuế nọ về “cái lý người Mèo”.
Theo Nghệ Nhân
VnEconomy