Dấu hiệu bất thường tại mỏ vàng Phước Sơn và Bồng Miêu
Tiếp tục thông tin tình trạng doanh nghiệp khai thác vàng Besra ở Quảng Nam nợ thuế khoảng 300 tỉ đồng và đã bị cưỡng chế dừng hoạt động
- 13-08-2014Vụ Công ty vàng thiếu nợ khắp nơi: Liệu có mất trắng?
- 11-08-2014Nợ thuế trên 300 tỷ đồng, doanh nghiệp khai thác vàng có thật sự khó khăn?
- 07-08-2014Công ty vàng đã nợ thuế còn yêu sách!
- 05-08-2014Hàng tấn vàng ròng bị đào bán ra nước ngoài
- 05-08-2014Đào mỏ vàng cũng kêu lỗ: Không làm được thì giải thể!
- 03-08-2014Xuất hàng tấn vàng vẫn chây ỳ 250 tỷ đồng tiền thuế
Chúng tôi đã phát hiện những dấu hiệu bất thường xung quanh hai mỏ vàng Phước Sơn và Bồng Miêu cùng thuộc doanh nghiệp này.
Mỏ vàng Phước Sơn có giấy phép cách đây 6 năm, đang phải áp mức thuế tài nguyên là 15% giá trị sản phẩm khai thác, thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 40% lợi nhuận thu được và chỉ được xuất khẩu chứ không được tiêu thụ trong nước
Trong khi đó mỏ vàng Bồng Miêu, do giấy phép được ký từ thời điểm cách đây 16 năm nên được ưu đãi thuế tài nguyên ở mức 3%, thuế thu nhập doanh nghiệp là 18% và có ưu đãi tuyệt đối: Vừa được xuất khẩu, vừa được tiêu thụ nội địa.
Trong khi đó, hai mỏ vàng này đều thuộc tập đoàn Besra, Canada quản lý. Câu hỏi được đặt ra là: Với mức thuế ưu đãi chênh lệch giữa hai mỏ vàng lớn như vậy, cùng với chính sách thông thoáng trong tiêu thụ của mỏ vàng Bồng Miêu, liệu có hay không việc vàng của Phước Sơn được chuyển sang Bồng Miêu để được hưởng mức thuế tài nguyên chỉ bằng 1/5 so với mức thuế mà vàng Phước Sơn đang phải nộp?
Theo Tuyết Mai