MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đầu tư Dệt may G.Home: 9 tháng lãi ròng 9,3 tỷ đồng, đạt 77% kế hoạch cả năm

31-10-2015 - 09:49 AM | Doanh nghiệp

Vốn điều lệ hiện có của G20 vẫn là 96 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý 3/2015, số dư LNST chưa phân phối của công ty đạt 12,4 tỷ đồng với đóng góp chủ yếu từ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015.

Công ty cổ phần Đầu tư Dệt may G.Home (G20) công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2015.

G.Home chuyển sang hình thức CTCP vào tháng 4/2015 và chính thức niêm yết vào đầu tháng 9 vừa qua. 9 tháng đầu năm, công ty đạt 217 tỷ đồng DTT và 9,7 tỷ đồng LNST. Trong riêng quý 3/2015, công ty lãi ròng 3,9 tỷ đồng.

Như vậy sau 9 tháng G.Home đã thực hiện 72% kế hoạch DTT và 77% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho cả năm.

Vốn điều lệ hiện có của G20 vẫn là 96 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý 3/2015, số dư LNST chưa phân phối của công ty đạt 12,4 tỷ đồng với đóng góp chủ yếu từ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015.

Đại diện G20 cho biết, 9 tháng đầu năm, mảng gia công xuất khẩu của công ty đóng góp khiêm tốn (5%) vào doanh thu. Công ty dự kiến sẽ tăng tỷ lệ nói trên lên mức 30% trong vòng 3 năm tới.

G20 có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 48 tỷ đồng bằng phát hành thêm 4,8 triệu cổ phần chào bán ra công chúng. Số tiền thu được dự kiến 48 tỷ đồng (bán theo giá bằng mệnh giá) sẽ được sử dụng để mua sắm tài sản cố định (8 tỷ đồng) – phục vụ cho phân xưởng bông, nhập khẩu nguyên chiếc Hàn Quốc và 40 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động. Công ty dự kiến đầu tư vào Nhà máy sản xuất vải không dệt tại Phú Thọ và Nhà máy sản xuất bông tại khu vực phía Nam – đại diện G.Home chia sẻ với chúng tôi tại Hội thảo về Cơ hội đầu tư vào ngành dệt may tổ chức vào chiều 30/10/2015.

Việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất của G.Home nhằm mục đích đón đầu những thuận lợi mà TPP sẽ mang lại cho ngành dệt may nói chung, G.Home nói riêng.

Với những hoài nghi đối với các doanh nghiệp dệt may nhỏ như G.Home, những lợi thế từ TPP sẽ phải “nhường” cho các doanh nghiệp lớn hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, ông Nguyễn Hách, Chủ tịch HĐQT cho biết cơ hội chia cho tất cả. Ngoài ra, càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dệt may, cơ hội đặt ra ngày càng lớn đối với các doanh nghiệp nguyên phụ liệu như G20.

Đánh giá triển vọng ngành dệt may trong dài hạn, ông Đặng Trần Hải Đăng – Phó Phòng Nghiên cứu Phân tích VietBankSc cho biết trong dài hạn, ngành được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại như TPP, EVFTA, VKFTA. Hiện các doanh nghiệp trong ngành đang liên tục đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nhằm gia tăng năng lực sản xuất, hoàn thiện chu trình sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng hệ thống bán lẻ để khai thác tối ưu thị trường nội địa. Việc đa dạng hóa nguồn nguyên phụ liệu, giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng là một tín hiệu khả quan đối với ngành.

Báo cáo tài chính

Đan Nguyên

HSX

Trở lên trên