“Đây là lúc tốt nhất để loại bớt doanh nghiệp yếu kém”
Theo quan điểm của Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ngay cả khi kinh tế đang phát triển rất nhanh thì việc doanh nghiệp phá sản là chuyện bình thường.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chiều 24/12, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã tập trung vào hai nội dung chính là quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước và việc điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ.
“Sáng nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng, tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ đạt khoảng 10%, song thực tế chỉ dồn vào tháng 12 thôi thì đóng góp cho tăng trưởng sẽ ít đi. Sử dụng tiền phải dàn đều, đảm bảo cả tiến độ giải ngân và tiến độ công việc. Sử dụng đồng vốn nếu bị dồn ép vào một thời điểm thì sẽ khó mà có hiệu quả được”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bàn về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng Thăng cho hay, ngoài việc phân bổ nguồn lực cho trung và dài hạn, mấu chốt của vấn đề chính là cần tập trung vào việc đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn thật nhanh. Cụ thể là Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải tập trung, xem xét để tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình này.
Đặc biệt, người đứng đầu ngành giao thông nhìn nhận, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ngay cả khi kinh tế đang phát triển rất nhanh thì việc doanh nghiệp phá sản là chuyện bình thường.
“Chúng ta không nên câu nệ chuyện trong bối cảnh kinh tế khó khăn có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, bởi đây chính là lúc tốt nhất để chúng ta loại những doanh nghiệp không phù hợp với nền kinh tế mới. Nếu chúng ta tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp mà vẫn duy trì số doanh nghiệp này thì chắc chắn là không thành công”, Bộ trưởng Thăng nói.
Do đó, theo ông Thăng, các bộ ngành khi đưa ra số liệu về doanh nghiệp phá sản, ngoài nguyên nhân do kinh tế khó khăn thì cũng nói rõ là quá trình tái cơ cấu nên doanh nghiệp nào không đáp ứng được điều kiện thì buộc phải phá sản.
Đối với việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ chia sẻ với khó khăn của các địa phương nhưng chủ trương chung của Chính phủ vẫn phải cắt giảm đầu tư một số công trình, dự án nên Bộ cũng không thể làm khác được.
Trả lời kiến nghị của Tp.HCM và Đồng Nai về việc sớm triển khai Cảng sân bay Quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Thăng cho biết, hiện Bộ đã lập báo cáo tiền khả thi và trình Hội đồng thẩm định nhà nước, khi cơ quan này có kết quả, Bộ sẽ tiếp thu và báo cáo Thủ tướng để Thủ tướng xem xét và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2014.
Trước đó, ngày 23/12, Tổng cục Thống kê đã cho biết, trong năm 2013, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116 doanh nghiệp, tăng 8,6%.
“Sáng nay Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng, tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ đạt khoảng 10%, song thực tế chỉ dồn vào tháng 12 thôi thì đóng góp cho tăng trưởng sẽ ít đi. Sử dụng tiền phải dàn đều, đảm bảo cả tiến độ giải ngân và tiến độ công việc. Sử dụng đồng vốn nếu bị dồn ép vào một thời điểm thì sẽ khó mà có hiệu quả được”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bàn về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng Thăng cho hay, ngoài việc phân bổ nguồn lực cho trung và dài hạn, mấu chốt của vấn đề chính là cần tập trung vào việc đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn thật nhanh. Cụ thể là Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải tập trung, xem xét để tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong quá trình này.
Đặc biệt, người đứng đầu ngành giao thông nhìn nhận, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, ngay cả khi kinh tế đang phát triển rất nhanh thì việc doanh nghiệp phá sản là chuyện bình thường.
“Chúng ta không nên câu nệ chuyện trong bối cảnh kinh tế khó khăn có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, bởi đây chính là lúc tốt nhất để chúng ta loại những doanh nghiệp không phù hợp với nền kinh tế mới. Nếu chúng ta tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp mà vẫn duy trì số doanh nghiệp này thì chắc chắn là không thành công”, Bộ trưởng Thăng nói.
Do đó, theo ông Thăng, các bộ ngành khi đưa ra số liệu về doanh nghiệp phá sản, ngoài nguyên nhân do kinh tế khó khăn thì cũng nói rõ là quá trình tái cơ cấu nên doanh nghiệp nào không đáp ứng được điều kiện thì buộc phải phá sản.
Đối với việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ chia sẻ với khó khăn của các địa phương nhưng chủ trương chung của Chính phủ vẫn phải cắt giảm đầu tư một số công trình, dự án nên Bộ cũng không thể làm khác được.
Trả lời kiến nghị của Tp.HCM và Đồng Nai về việc sớm triển khai Cảng sân bay Quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Thăng cho biết, hiện Bộ đã lập báo cáo tiền khả thi và trình Hội đồng thẩm định nhà nước, khi cơ quan này có kết quả, Bộ sẽ tiếp thu và báo cáo Thủ tướng để Thủ tướng xem xét và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2014.
Trước đó, ngày 23/12, Tổng cục Thống kê đã cho biết, trong năm 2013, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40.116 doanh nghiệp, tăng 8,6%.
Theo Từ Nguyên