MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp chây ì nợ thuế: Sau treo hóa đơn, bêu tên sẽ là gì?

10-03-2016 - 16:09 PM | Doanh nghiệp

Danh sách “đen” mới nhất, cho thấy tổng số nợ (thuế, phí lẫn tiền thuê đất) của 148 doanh nghiệp đã lên tới hơn 300 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận các trường hợp từng được cơ quan Thuế áp dụng chế tài vô hiệu hóa đơn nhưng dường như “liều thuốc” đó vẫn chưa đủ sức răn đe – dẫn tới việc Cục Thuế phải “bêu tên”.

Ngày 8/3, Cục thuế Hà Nội công bố danh sách đợt III năm 2016 với nội dung công khai 148 đơn vị nợ thuế, phí tính đến 31/1. Thực chất, đây là hoạt động “đến hẹn lại lên” (định kỳ hàng tháng) thể hiện quyết tâm thực hiện các mục tiêu của Ngành thuế đề ra trong năm 2016.

Tỷ đồng nợ đọng, chuyện thường ở huyện!

Nếu thời gian trong năm 2015, việc một doanh nghiệp (hoạt động chủ yếu là ngành xây dựng – bất động sản (BĐS) hoặc chỉ liên quan ít nhiều) đeo đẳng khoản nợ vài trăm triệu đồng tới vài tỷ đồng tiền thuế, phí hoặc thuê đất đã được coi là “cú sốc” của giới thạo tin, thì nay điều đó chẳng còn xa lạ (!)

Cứ soi danh sách công khai đơn vị nợ thuế trong năm 2016 vừa qua, mới hay, dường như thảm cảnh “nợ đồng lần”, ì ạch thanh toán nghĩa vụ tài chính với cơ quan Thuế của doanh nghiệp đã trở nên ngày càng phổ biến – một dấu hiệu đáng lo ngại cho năng lực, ý thức chấp hành luật của một bộ phận doanh nghiệp.

Chỉ duy trang công cụ “tra cứu thông tin người nộp thuế” mới cho biết tình trạng của Cty liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh
Chỉ duy trang công cụ “tra cứu thông tin người nộp thuế” mới cho biết tình trạng của Cty liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh

Trong 148 đơn vị nợ thuế, phí, tiền thuê đất được “cập nhật” mới nhất, thì tỷ suất xuất hiện và khối lượng nợ của các doanh nghiệp liên quan tới ngành xây dựng – kinh doanh BĐS chiếm phần đa. Ở mức nợ tính theo đơn vị tỷ đồng, 2 trường hợp “đầu bảng” là Công ty liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh và Chi nhánh Tổng công ty xây dựng & phát triển hạ tầng - Công ty kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Licogi 20).

Với số nợ thuế phí lần lượt là 43,829 tỷ đồng và 65,526 tỷ đồng, 2 doanh nghiệp nêu trên đã sở hữu khoản nợ chiếm ngót 40% tổng số sợ cơ quan Thuế tính đến cuối tháng 1 (284,3 tỷ đồng).

Một điểm khá thú vị về Công ty liên doanh xây dựng Hà Nội – Bắc Kinh có mã số thuế (MST) 0100114138. Nhưng trên hệ thống Cổng thông tin tra cứu thông tin doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hà Nội (Sở KH&ĐT) lẫn Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia đều không ghi nhận doanh nghiệp có MST nêu trên.

Chỉ duy trang công cụ “tra cứu thông tin người nộp thuế” mới cho biết tình trạng của doanh nghiệp này. “Người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng MST”. Được biết, pháp nhân này xuất hiện với giới thiệu là công ty thành viên của Tổng UDIC.

Đáng chú ý, những đơn vị bị nêu danh với khoản nợ đồ sộ hàng tỷ đồng, phần nhiều đều trực thuộc các Tổng công ty, Tập đoàn, doanh nghiệp mang thương hiệu tầm cỡ, có sức ảnh hưởng tới thị trường xây dựng.

Đơn cử một số tên tuổi điển hình, Công ty CP Đầu Tư – Udic (đơn vị thành viên của Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Udic) nợ thuế, phí lên tới 3,892 tỷ đồng.

Chi nhánh Licogi 15.5 - Cty CP Licogi 15 (thành viên Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi) nợ 5,882 tỷ đồng; Công ty CP Tư Vấn và Kinh doanh Sông Đà nợ 2,347 tỷ đồng; Công ty CP Xây lắp & Vật liệu xây dựng Dầu khí Sông Hồng (thành viên Công ty CP Đầu tư và thương mại dầu khí Sông Hồng – PVSH) nợ 1,201 tỷ đồng.

Sau treo hóa đơn, bêu tên sẽ là gì?

Trong 139 đơn vị nợ thuế, phí và 9 đơn vị nợ tiền thuê đất được nêu danh cụ thể, không ít trường hợp từng bị cơ quan Thuế Hà Nội áp dụng chế tài thông báo vô hiệu giá trị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (GTVT) vì lỗi chây ì, tuân thủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Rõ nhất, Công ty CP Xây dựng số 12 Thăng Long nợ tiền thuê đất tại địa bàn Q.Bắc Từ Liêm tới 3,765 tỷ đồng (tính đến hết 31/1/2016). Trước đó, tháng 11/2015, doanh nghiệp này bị tCục Thuế Hà Nội áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp Thông báo hóa hơn không còn giá trị sử dụng vì nguyên nhân nợ tiền thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày hết hạn nộp thuế.

Thậm chí, cơ quan Thuế đã quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản nhưng chưa thu đủ tiền thuế, chập nộp…

Tương tự, Công ty TNHH Xây dựng & Vật liệu xây dựng Hà Tây nợ thuế phí tới gần 2,4 tỷ đồng (tính tới cuối tháng 1). Cũng vào cuối tháng 1 (ngày 27/1), đơn vị bị thông báo “vô hiệu” hàng trăm hóa đơn GTVT với lỗi “không chấp hành nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo Thông báo tiền nợ thuế và tiền chậm nộp” của Cục thuế Hà Nội.

Pháp nhân được giới thiệu là Cty thành viên của Tổng UDIC nhưng rất ít thông tin về liên doanh “ngoại” này
Pháp nhân được giới thiệu là Cty thành viên của Tổng UDIC nhưng rất ít thông tin về liên doanh “ngoại” này

Cùng trạng thái “chúa Chổm”, Công ty CP Xây dựng hạ tầng viễn thông Việt Nam (Q.Ba Đình) còn nợ hơn 600 triệu đồng thuế, phí với cơ quan Thuế. Chỉ mới đây, ngày 24/2, doanh nghiệp xây dựng chuyên dùng này bị “tuyên” vô hiệu giá trị sử dụng một loạt hóa đơn GTGT với lý do không chấp hành nộp tiền thuế, tiền chậm nộp theo thông báo tiền nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp ngày 21/1 của Chi cục Thuế quận Ba Đình…

Còn nhớ, cuối năm 2015, cục thuế đã chỉ đạo các phòng quản lý, các chi cục thuế rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ thuế của từng đối tượng nợ thuế để có giải pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả…

Đối với các công ty có số nợ lớn, chây ì không nộp tiền sử dụng đất, không thực hiện dự án theo tiến độ phê duyệt; đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét thu hồi đất và kiên quyết không giao thêm dự án mới...

Theo Khương Nguyễn

BizLIVE

Trở lên trên