Đối tác Nhật muốn nắm quyền chi phối Taxi Gas Petrolimex – 5 ăn 5 thua?
Skirr Japan không gom mua CP trên sàn bởi dù có gom hết họ vẫn không thể đạt được mong muốn nắm quyền chi phối. Với điều kiện của Skirr Japan đồng nghĩa họ chỉ vào PGT nếu cổ đông lớn giảm vốn.
Sáng ngày 09/05/2014, Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của CTCP Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex (MCK: PGT) đã được tiến hành thành công.
Năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 8,79 tỷ đồng, nhưng do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi 29,8 tỷ đồng, nên PGT lỗ hơn 21 tỷ đồng. Trong năm công ty đã thực hiện thanh lý giảm bớt đầu xe taxi nhưng chưa kịp đầu tư bổ sung. Năm 2013, PGT cũng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Năm 2014, PGT tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp, thu hồi công nợ 37 tỷ đồng để tăng giá trị doanh nghiệp.
Tại Đại hội, Ông Nguyễn Ngọc Minh (Tv. HĐQT) đại diện nhóm cổ đông nhỏ của PGT cho biết: Thời gian qua có tổ chức của Nhật (Skirr Japan) muốn đầu tư vào PGT, bước đầu tổ chức này đã gặp gỡ HĐQT và Ban Kiểm soát của PGT.
Trước đó, ông Minh đại diện nhóm cổ đông nhỏ đã có văn bản đề nghị HĐQT: (1) Tìm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để xin sáp nhập; (2) nếu không sáp nhập thì giải thể công ty và trả lại tiền cho cổ đông góp vốn, (3) Ủy quyền cho HĐQT nâng mức tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty lên mức tối đa mà pháp luật cho phép trong trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến công ty và mua lại với mức giá hợp lý.
Phản hồi ý kiến của nhóm cổ đông nhỏ, đại diện PGT cho biết: trong năm 2013 để tìm được doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả xin sáp nhập là điều rất khó khăn. Nếu có sáp nhập có thể sẽ sáp nhập vào một trong 4 cổ đông lớn của công ty dưới dạng chuyển đổi cổ phiếu. Đối với phương án giải thể công ty và trả lại tiền cho cổ đông, PGT đánh giá đây là phương án “cực chẳng đã” mà thôi. Bởi vấn đề liên quan đến giá trị doanh nghiệp và việc làm cho CBCNV.
PGT đánh giá phương án nâng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài, hoặc sáp nhập với cổ đông lớn là những phương án khả thi. Tuy nhiên, các cổ đông lớn là các doanh nghiệp nhà nước, đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Vì vậy, phương án tăng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài là khả thi nhất.
Thông tin tại Đại hội cho biết, Skirr Japan chào mua CP với giá 9.000 đồng/CP, và họ muốn nắm quyền chi phối PGT ~ tương đương Skirr Japan sẽ mua ít nhất 51% vốn của PGT. Skirr Japan sẽ thực hiện tái cấu trúc PGT sau khi nắm được quyền chi phối doanh nghiệp này.
Hiện tại, nhóm 4 cổ đông lớn là các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ khoảng 49,86% vốn của PGT. Vì vậy, trong trường hợp 4 cổ đông Nhà nước không giảm tỷ lệ sở hữu tại PGT, Skirr Japan dù có mua hết cổ phiếu của các cổ đông còn lại, cũng chỉ nắm giữ được 50,14% vốn PGT. Điều này có thể lý giải được phần nào nguyên do Skirr Japan không gom mua trên sàn. Bởi khi gom mua trên sàn, đương nhiên Skirr Japan trở thành đồng chủ sở hữu PGT, nhưng không thể nắm quyền chi phối PGT như mong muốn nếu 4 cổ đông Nhà nước không bán vốn cho Skirr Japan.
Năm 2013, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 8,79 tỷ đồng, nhưng do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi 29,8 tỷ đồng, nên PGT lỗ hơn 21 tỷ đồng. Trong năm công ty đã thực hiện thanh lý giảm bớt đầu xe taxi nhưng chưa kịp đầu tư bổ sung. Năm 2013, PGT cũng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Năm 2014, PGT tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp, thu hồi công nợ 37 tỷ đồng để tăng giá trị doanh nghiệp.
Tại Đại hội, Ông Nguyễn Ngọc Minh (Tv. HĐQT) đại diện nhóm cổ đông nhỏ của PGT cho biết: Thời gian qua có tổ chức của Nhật (Skirr Japan) muốn đầu tư vào PGT, bước đầu tổ chức này đã gặp gỡ HĐQT và Ban Kiểm soát của PGT.
Trước đó, ông Minh đại diện nhóm cổ đông nhỏ đã có văn bản đề nghị HĐQT: (1) Tìm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để xin sáp nhập; (2) nếu không sáp nhập thì giải thể công ty và trả lại tiền cho cổ đông góp vốn, (3) Ủy quyền cho HĐQT nâng mức tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty lên mức tối đa mà pháp luật cho phép trong trường hợp có nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến công ty và mua lại với mức giá hợp lý.
Phản hồi ý kiến của nhóm cổ đông nhỏ, đại diện PGT cho biết: trong năm 2013 để tìm được doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả xin sáp nhập là điều rất khó khăn. Nếu có sáp nhập có thể sẽ sáp nhập vào một trong 4 cổ đông lớn của công ty dưới dạng chuyển đổi cổ phiếu. Đối với phương án giải thể công ty và trả lại tiền cho cổ đông, PGT đánh giá đây là phương án “cực chẳng đã” mà thôi. Bởi vấn đề liên quan đến giá trị doanh nghiệp và việc làm cho CBCNV.
PGT đánh giá phương án nâng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài, hoặc sáp nhập với cổ đông lớn là những phương án khả thi. Tuy nhiên, các cổ đông lớn là các doanh nghiệp nhà nước, đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Vì vậy, phương án tăng tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài là khả thi nhất.
Thông tin tại Đại hội cho biết, Skirr Japan chào mua CP với giá 9.000 đồng/CP, và họ muốn nắm quyền chi phối PGT ~ tương đương Skirr Japan sẽ mua ít nhất 51% vốn của PGT. Skirr Japan sẽ thực hiện tái cấu trúc PGT sau khi nắm được quyền chi phối doanh nghiệp này.
Hiện tại, nhóm 4 cổ đông lớn là các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ khoảng 49,86% vốn của PGT. Vì vậy, trong trường hợp 4 cổ đông Nhà nước không giảm tỷ lệ sở hữu tại PGT, Skirr Japan dù có mua hết cổ phiếu của các cổ đông còn lại, cũng chỉ nắm giữ được 50,14% vốn PGT. Điều này có thể lý giải được phần nào nguyên do Skirr Japan không gom mua trên sàn. Bởi khi gom mua trên sàn, đương nhiên Skirr Japan trở thành đồng chủ sở hữu PGT, nhưng không thể nắm quyền chi phối PGT như mong muốn nếu 4 cổ đông Nhà nước không bán vốn cho Skirr Japan.
Q. Nguyễn
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: