MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FCM - "Sản phẩm" của FCN và PVX sắp chào sàn

13-05-2013 - 08:14 AM | Doanh nghiệp

Ngày 15/5, FCM sẽ chính thức giao dịch với biên độ giao dịch phiên đầu tiên từ 19.200 đồng/CP đến 28.800 đồng/CP.

08/05/2013 Sở  Giao dịch Chứng khoán TP.HCM HSX đã cấp Quyết định Niêm yết cho phép Công ty cổ  phần Khoáng sản FECON  niêm yết cổ  phiếu trên HSX. Ngày 15/05/2013 tới đây, cổ phiếu của công ty sẽ chính thức giao dịch với mã chứng khoán là FCM.

Chúng tôi xin giới thiệu một số nét chính của công ty này.

FCM được thành lập đầu tháng 9/2007 với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, dưới tên gọi Công ty TNHH cọc bê tông dự ứng lực FECON (là công ty con của Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON-FCN).

5/5/2010, công ty chuyển đổi thành CTCP Bê tông dự ứng lực PVC - FECON với sự tham gia góp thêm vốn của hai cổ đông lớn là Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) và CTCP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVCME) bên cạnh cổ đông ban đầu FCN.

Tên chính thức CTCP Khoáng sản FECON được đổi từ 20/2/2013.

Sau 2 lần tăng vốn, vốn điều lệ hiện tại của FCM đạt 268 tỷ đồng. FCM kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ xi măng và thạch cao, vận tải hàng hóa, hành khách, kinh doanh bất động sản,...

Tính đến thời điểm 15/4/2013, FCM chỉ có 2 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% cổ phần là FCN (36,38%) và PVX (13,99%). Đây đồng thời cũng là 2 cổ đông sáng lập của FCM.

Hoạt động phụ thuộc vào FCN


Cơ cấu lãi gộp của FCM từ năm 2011 đến hết quý 1 năm 2013 như sau:



Có thể thấy, hoạt động bán thành phẩm (cọc bê tông ly tâm dự ứng lực) là hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho FCM. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận qua các năm của FCM nhìn chung khá ổn định.

Đáng lưu ý, hoạt động sản xuất và cung ứng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực được cung ứng chủ yếu cho các công trình xây dựng khu công nghiệp có vốn FDI và các dự án năng lượng quốc gia. Nằm trong hệ thống các công ty thành viên của FCN trong việc cung cấp gói giải pháp toàn diện về xử lý nền móng công trình, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra (90%) của FCM đều cung cấp cho FCN, còn 10% được bán ra ngoài.

Trong những năm vừa qua, FCN có sự tăng trưởng khá ổn định về doanh thu cũng như lợi nhuận. Sự "phụ thuộc" của FCM vào FCN, ở một khía cạnh nào đó, chính là ưu thế của doanh nghiệp này.

Bắt đầu khai thác khoáng sản vào năm 2013

Kế hoạch kinh doanh 2013 và định hướng 2014 của FCM được vạch ra với các chỉ tiêu cụ thể như sau:



Đổi tên từ 20/2/2013, FCM dự kiến bắt đầu khai thác khoáng sản từ năm nay. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến biên lãi ròng theo kế hoạch của công ty năm 2013 - 2014 tăng khoảng 8% so với năm trước. FCM cho rằng, việc chủ động được nguồn nguyên liệu đá, cát để sản xuất cọc sẽ giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm giá vốn cho công ty.

Giá chào sàn 24.000 đồng

Quyết định niêm yết 26,8 triệu cổ phần, theo quy định, cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên HĐQT, BKS, Ban giám đốc phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong 6 tháng tiếp theo.

Theo tính toán, tổng số cổ phiếu bị hạn chế niêm yết theo cam kết trên là 13,5 triệu cổ phiếu, chiếm 50,5% vốn điều lệ đã đăng ký.

Theo tính toán bằng các phương pháp định giá P/E, P/B, DDM... mức giá dự kiến trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phần FCM là 24.000 đồng/cổ phiếu. Với biên độ giao dịch phiên đầu tiên là 20%, giá của FCM sẽ dao động từ 19.200 đồng/CP đến 28.800 đồng/CP.

File đính kèm FCM: Bản cáo bạch niêm yết lần đầu

Minh Thư

thunm

HSX

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên