MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

FLC đầu tư dự án Khu công nghiệp Hòn La II

07-04-2014 - 10:19 AM | Doanh nghiệp

Ngày 5/4/2014, tại Hội nghị xúc tiến đầu vào Quảng Bình lần thứ nhất, FLC cùng với 9 đơn vị khác đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư vào 13 dự án tại Quảng Bình, tổng mức đầu tư lên tới 8.500 tỷ đồng.

Đến dự Hội nghị có Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà, đại diện lãnh đạo các cơ quan ban, ngành trung ương và địa phương, cùng hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cụ thể, FLC sẽ đầu tư vào dự án xây dựng Khu công nghiệp Hòn La II với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng, trên diện tích 177,1 hecta, là dự án có quy mô đầu tư lớn nhất trong số 13 dự án được cấp phép đầu tư lần này. Đây cũng là một trong số ít khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011.

Theo quy hoạch, Khu công nghiệp Hòn La II sẽ được xây dựng tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, phía đông bắc tiếp giáp Khu luyện gang và sản xuất phôi thép Anh Trang, phía Tây Nam giáp khu dân cư và đất trồng trọt của của thôn Nam Lãnh và thôn Phú Lộc, xã Quảng Phú; phía đông nam giáp Quốc lộ 1A, phía Tây giáp núi Mũi Ôm, xã Quảng Phú. Mặt tiếp giáp Quốc lộ 1A có chiều dài lên tới hơn 1,2km.

Dự án hiện đã được phê duyệt quy hoạch 1/1200, phát triển theo hướng khu công nghiệp đa nghành, tập trung chủ yếu vào công nghiệp luyện kim, điện tử, cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp gỗ và các sản phẩm từ gỗ, chế biến nông sản…

Như vậy, cùng với Khu công nghiệp Tam Dương II – khu B tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc có quy mô hơn 400ha, tổng mức đầu tư 2.310 tỷ đồng, FLC dự kiến sẽ đầu tư xấp xỉ 4.000 tỷ đồng cho gần 600 ha khu công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc, Quảng Bình.

Một số hình ảnh tại hội nghị xúc tiến đầu vào Quảng Bình lần thứ nhất:


Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và Ngân hàng BIDV chủ trì hội nghị.


Hội nghị thu hút hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài phát biểu tại hội nghị.


Ông Doãn Văn Phương, Tổng giám đốc FLC nhận giấy chứng nhận đầu tư từ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.


Tập đoàn FLC cùng với 9 đơn vị khác nhận giấy chứng nhận đầu tư vào 13 dự án với tổng mức đầu tư lên tới 8.500 tỷ đồng.



Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Quảng Bình có tiềm năng rất lớn, song cần sớm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chú trọng liên kết vùng và liên kết với các nước Lào, Thái Lan trong hành lang kinh tế Đông Tây.



13 dự án được UBND tỉnh Quảng Bình trao Giấy chứng nhận đầu tư:

  1. Dự án Khu du lịch Nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh-Hải Ninh của Tập đoàn Sungroup với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng;
  2. Dự án Quần thể Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng của Tập đoàn Sungroup với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng;
  3. Dự án Trung tâm Thương mại -Siêu thị Co.opmart Quảng Bình của Liên Hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.orp) với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng;
  4. Dự án Nhà máy may xuất khẩu tại Phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn của Tập đoàn Dệt may Vinatex với tổng vốn đầu tư dự án 100 tỷ đồng;
  5. Dự án Xây dựng nhà máy sợi tại xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh của Tập đoàn Dệt may Vinatex với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng
  6. Dự án nhà máy may xuất khẩu tại xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh của Tập đoàn Dệt may Vinatex với tổng vốn đầu tư dự án 100 tỷ đồng.
  7. Dự án Khu đô thị mới Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh với tổng vốn đầu tư dự án 650 tỷ đồng.
  8. Dự án hệ thống thu hồi nhiệt thải phát điện nhà máy clike Văn Hóa của Công ty TNHH Vật Liệu xây dựng Việt Nam với tổng vốn đầu tư 346 tỷ đồng.
  9. Dự án Phát triển hệ thống Logistics KKT cửa khẩu Quốc tế Cha Lo của Công ty TNHH Linfox Transport Quảng Bình với tổng vốn đầu tư là 5 triệu USD.
  10. Dự án Xây dựng nhà máy SX gỗ ghép thanh và hàng nội thất cao cấp của Công ty TNHH Sản xuất đồ gỗ Hòa Bình với tổng vốn đầu tư là 45 tỷ đồng.
  11. Dự án Nhà máy cơ điện Tường Hưng của Công ty TNHH Xây dựng và Thương Mại Tường Hưng với tổng vốn đầu tư 97 tỷ đồng.
  12. Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện xây dựng số 1 của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải với tổng vốn đầu tư 60 tỷ đồng.
  13. Dự án Xây dựng KCN Hòn La II của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng.

Phó thủ tướng cũng đề nghị Quảng Bình thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công để công khai, minh bạch các thủ tục, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư khi tiếp cận, xây dựng cơ chế tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp để kịp thời giải đáp thắc mắc.

Như vậy, cùng với Khu công nghiệp Tam Dương II tại Vĩnh Phúc, FLC dự kiến sẽ đầu tư xấp xỉ 4.000 tỷ đồng cho gần 600ha khu công nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc, Quảng Bình.


Ông Doãn Văn Phương, Tổng giám đốc FLC (thứ 2 từ phải sang) và 9 nhà đầu tư nhận giấy chứng nhận đầu tư từ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài.

Ngoài FLC, cùng trong đợt xúc tiến đầu tư vào Quảng Bình lần này, 9 đơn vị khác cũng được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 5 đơn vị khác ký biên bản ghi nhớ đầu tư vào các dự án khác, đưa tổng mức thu hút đầu tư có thể lên tới 1 tỷ USD. Đây là cơ hội tích cực để phát triển công nghiệp tại Quảng Bình và phát huy hiệu quả đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5 biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa UBND tỉnh Quảng Bình và các nhà đầu tư:

  1. Dự án đầu tư xây dựng kho ngoại quan tại cảng Hòn La của Công ty Cổ phần Lào Petro nước CHDCND Lào với quy mô sức chứa khoảng 300.000m3 đến 500.000m3 với tổng mức đầu tư dự kiến 200 triệu USD.
  2. Dự án đầu tư Siêu thị Co.opmart tại thị xã Ba Đồn của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon coopmart) với tổng mức đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.
  3. Các dự án: (i) Phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy sợi; (ii) Nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy may xuất khẩu ở huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch; (iii) Nghiên cứu đầu tư dự án nhà máy sợi Gia Ninh, huyện Quảng Ninh gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu trồng bông trên cát và (iv) Nghiên cứu đầu tư dự án Khu liên hiệp sợi nhuộm ở Khu công nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam với tổng mức đầu tư dự kiến 4.500 tỷ đồng.
  4. Dự án Nhà máy chế biến gỗ MDF cao cấp công suất 120.000 m3/năm của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với tổng mức đầu tư dự kiến 1.400 tỷ đồng.
  5. Dự án Nhà máy khai thác đá ốp lát xuất khẩu của Công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng và Xi măng HB với tổng mức đầu tư dự kiến 850 tỷ đồng, trong đó 650 tỷ đồng giai đoạn 1, 200 tỷ đồng mở rộng giai đoạn 2.

thanhhuong

FLC News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên