MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hạn chế về tài chính khiến DN khó nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ

03-11-2014 - 10:41 AM | Doanh nghiệp

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào vốn chủ sở hữu để cải tiến công nghệ, điều đó cho thấy khả năng đầu tư của doanh nghiệp bị hạn chế.

Hôm nay (ngày 3/11/2014), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Tổng cục Thống kê và Trường đại học Copenhagen đã công bố Báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013”.

Báo cáo tổng hợp các phát hiện từ cuộc điều tra năng lực cạnh tranh và công nghệ năm 2013. Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về mức độ cạnh tranh, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc đầu tư công nghệ và đã làm những gì họ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng họ thường thiếu khả năng tài chính và nguồn lực để đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết để đối mới doanh nghiệp.

Chi tiết thì 7 trở ngại đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay theo thứ tự là: Tài chính, máy móc thiết bị, lao động có kỹ năng, nguồn lao động, hạ tầng cơ bản, hạ tầng giao thông và hạ tầng thông tin liên lạc.

Chính vì thế có tới 90% số doanh nghiệp được điều tra hiện chưa có chiến lược cải tiến công nghệ trong khi công nghệ tiên tiến hơn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Kết quả điều tra năm nay một lần nữa nhấn mạnh những hạn chế về tín dụng đối với doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định về cải tiến công nghệ, trong đó có sự chênh lệch rất lớn giữa nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và mức tín dụng doanh nghiệp nhận được.

“Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào vốn chủ sở hữu để cải tiến công nghệ điều đó cho thấy khả năng đầu tư của doanh nghiệp bị hạn chế nguồn vốn có sẵn ví dụ như lợi nhuận giữ lại” – Báo cáo nêu.

Báo cáo cũng cho rằng, khi doanh nghiệp có thể sẽ đầu tư vào cải tiến công nghệ không thỏa đáng để có thể thu được lợi ích thực sự từ cải thiện sản suất. Điều này cho thấy, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ chế tín dụng minh bạch, sẵn có và ưu đãi (so với lãi suất cho vay thông thường) và chính sách công nghiệp cần chú trọng tới vấn đề này.

Tham gia với tư cách là chuyên gia bình luận cho báo cáo, bà Phạm Chi Lan đánh giá cao việc báo cáo ra đời trong bối cảnh năng suất lao động được công bố gây sốc thời gian vừa qua để chính phủ và doanh nghiệp cần cải thiện để cải thiện lại vấn đề này.

Tuy nhiên, bà Lan đã chỉ ra một số hạn chế của báo cáo.

Cụ thể, thứ nhất, 4 năm vừa qua (2010 – 2013) DN bị chấn động mạnh về vĩ mô nên doanh nghiệp phải ngưng hoạt động tăng thì báo cáo này nên đưa ra con số bao nhiêu tỷ lệ % con số DN bị ra khỏi thị trường hay là những DN áp dụng công nghệ thì khả năng chống đỡ tốt hơn.

Thứ hai, chính sách đổi mới công nghệ và sáng tạo của VN, báo cáo có điểm lại chính sách nhưng kết quả thì lại không được cập nhật lắm.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh và công nghệ báo cáo đã đưa ra 7 cản trở và nhấn mạnh là tài chính là trở ngại chính nhưng bà Lan cho rằng đó chủ yếu là trở ngại đầu vào còn trở ngại đầu ra thì không được đề cập. Trong khi DN nếu không đánh giá được đầu ra (liệu doanh thu có tăng lên nhiều hay không) sẽ khó đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.

Thứ tư, báo cáo cần xem thêm khi cho rằng cần ưu tiên cho phát triển công nghệ cho các DN lớn vì thực tế hiện nay là khó khăn đối với DNNVV thường lớn hơn với DN lớn hơn. Đổi mới khoa học công nghệ ở lĩnh vực DNNVV sẽ giúp họ tránh được nguy cơ giải thể, phá sản.

Khánh Nhi

hangnt

Tài chính Plus

Trở lên trên