Khởi động lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn kinh tế Nhà nước
Cục Tài chính Doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài chính, mới đây đã thông báo kết quả vòng 1 đánh giá các doanh nghiệp tham gia chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty”.
- 13-03-201375% chủ nợ thông qua kế hoạch tái cơ cấu Vinashin
- 13-03-20134 ‘ông lớn’ bị loại khỏi danh sách nhận tài trợ của ADB
Khoản nợ 600 triệu USD, kèm theo lãi của Vinashin đã được trên 51% số chủ nợ đồng ý cho chuyển đổi thành trái phiếu mới, có kỳ hạn 12 năm. Ngoài ra, 5 doanh nghiệp lớn khác được lựa chọn vào vòng danh sách tham gia chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” do ADB tài trợ.
Chiều 13/3, Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - Nguyễn Ngọc Sự cho biết Tập đoàn này đã được sự chấp thuận của đa số trái chủ về kế hoạch hoán đổi nợ được đưa ra trước đó. Những chủ nợ này đang chiếm nắm giữ trên 75% tổng nợ của Vinashin.
Theo đó, khoản vay 600 triệu USD, kèm theo lãi, sẽ được chuyển đổi thành 623 triệu USD trái phiếu, với kỳ hạn 12 năm và được Bộ Tài chính bảo lãnh. Hãng kiểm toán KPMG sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho Vinashin về kế hoạch này.
Với tỷ lệ đồng ý nêu trên, ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết Vinashin có đủ điều kiện theo luật (của Anh) để yêu cầu các chủ nợ còn lại chấp thuận việc chuyển đổi. Hiện Tập đoàn này đang tiến hành một số thủ tục theo quy định trước khi chính thức công bố kế hoạch.
Trước đó, năm 2007, Vinashin đã phát hành 600 triệu USD trái phiếu quốc tế với thời hạn 8 năm. Theo thỏa thuận ban đầu, tập đoàn này sẽ phải trả khoản tiền đầu tiên (60 triệu USD) vào cuối năm 2010. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, lãnh đạo Vinashin tuyên bố không đủ khả năng tài chính để trả nợ.
Theo kế hoạch tái cơ cấu, Vinashin sẽ hoán đổi khoản vay với trái phiếu có lợi tức danh nghĩa 0%, kỳ hạn 12 năm. Lãi suất người giữ được hưởng là 1% một năm, thanh toán một lần cùng khoản vay ban đầu và 22 triệu USD lãi chưa trả, khi lô trái phiếu đáo hạn. Phương án giải quyết gần nhất được Vinashin gửi tới các chủ nợ hồi đầu năm nay với hạn chót hồi âm là 15/2. Thời hạn này sau đó đã được lùi sang 1/3.
Cục Tài chính Doanh nghiệp, thuộc Bộ Tài chính, mới đây đã thông báo kết quả vòng 1 đánh giá các doanh nghiệp tham gia chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty”.
Trên cơ sở kết quả đánh giá các tiêu chí điều kiện của Hội đồng tư vấn, sau khi có sự thống nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á và Bộ Tài chính, Ban Quản lý dự án cho biết có 5 doanh nghiệp được lựa chọn vào vòng danh sách ngắn và 4 doanh nghiệp không đạt yêu cầu.
Cụ thể, các doanh nghiệp được lựa chọn vào vòng danh sách ngắn gồm Tổng công ty Xây dựng số 1-TNHH Một thành viên (CC1), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) và Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon).
Còn lại, 4 doanh nghiệp không đạt yêu cầu là Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Ngoài ra có 2 doanh nghiệp tham gia Dự án 1 tiếp tục tham gia dự án 2. Cụ thể, Tổng công ty cổ phần đường sông Miền Nam (Sowatco) đạt điều kiện. Riêng Tổng công ty Sông Đà sẽ phải tiếp tục chờ đánh giá kết quả thực hiện Dự án 1 của Chương trình.
Theo Thuận Hải