Không quản lý được thì... cấm
“Nếu dừng thuê DN bên ngoài, chúng tôi sẽ phải đi vay số tiền vài trăm tỉ đồng để đầu tư xe máy cho sản xuất, nhưng chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả về giá thành trên mỗi tấn than khai thác”.
Cả trăm doanh nghiệp (DN) tư nhân với hàng ngàn lao động làm dịch vụ bốc xúc, vận chuyển đất đá cho các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và TCty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) đang hết sức bất an, bởi kết luận của Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu chấm dứt việc thuê bên ngoài tham gia vào các hoạt động sản xuất, trong quý III/2014.
Năm 2008, một “lệnh” cấm tương tự cũng được ban hành và kéo dài gần một năm, khiến hàng trăm DN khốn cùng, trong đó nhiều DN vỡ nợ, phá sản, công nhân mất việc làm...
Chết là cái chắc!
Ước tính, hiện 90% các Cty than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (QN), nhất là các Cty khai thác lộ thiên, đều thuê các DN ngoài ngành làm dịch vụ bốc xúc, vận chuyển đất đá. Lý do chính: Vốn đầu tư cho hệ thống máy móc, trang thiết bị, nhân sự, quản lý làm các dịch vụ trên rất tốn kém. Hiện có trên 100 DN tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, với tổng vốn đầu tư cho hệ thống máy móc, trang thiết bị lên tới hàng nghìn tỉ đồng, trong đó phần lớn là vốn vay. Tuy nhiên, số phận của các DN cùng hàng ngàn công nhân lao động luôn trong tình trạng mong manh, bởi chính quyền địa phương luôn có tư duy “dẹp bỏ”, nhằm góp phần chấn chỉnh lại hoạt động khai thác, kinh doanh than.
Ông Quang - GĐ Cty đầu tư thương mại Quang Minh, đang quản lý gần 100 phương tiện cơ giới mỏ, trị giá 300 tỉ đồng - tỏ ra khá lo lắng: "Chúng tôi nhiều năm là đối tác bốc, xúc, vận chuyển đất đá mỏ cho các Cty than Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai và tây nam Đá Mài của TKV. Vậy sao tỉnh QN lại thúc ngành than ngừng thuê chúng tôi? Như thế khác gì "khai tử" các DN?”.
Ông Nguyễn Văn Huyền - Chủ tịch HĐQT Cty CP vận tải Quảng Ninh cho biết, hiện có gần 70 phương tiện làm thuê cho Cty than Hà Lầm và Cty than Hòn Gai, với năng lực bốc xúc, vận chuyển lên đến vài triệu mét khối đất đá/năm, vì tỉnh QN đã chỉ đạo can thiệp quá sâu vào công việc quản trị của DN nên tạo ra bức xúc. Theo ông Huyền, các DN đều đăng ký kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội, vì thế, không thể chỉ vì một vài DN câu kết với DN trong ngành trộm cắp than đem bán ra bên ngoài mà yêu cầu ngành than chấm dứt thuê đơn vị ngoài.
Ngành than cũng gặp khó khăn
Năm 2014, TKV đặt mục tiêu đạt gần 40 triệu tấn than nguyên khai (trong đó gần 18 triệu tấn là khai thác lộ thiên). Nhẩm tính, để lấy được gần 18 triệu tấn than lộ thiên, thì ngành than sẽ phải bốc xúc 180 triệu tấn đất đá... Với thực lực hiện nay của ngành, nếu dừng thuê các DN bên ngoài vào bốc xúc, vận chuyển đất đá, thì không thể hoàn thành kế hoạch. Cty CP than Vàng Danh hiện phải thuê các DN bên ngoài khoan, bốc xúc, vận chuyển 1,7-1,8 triệu mét khối đất đá/năm; trong khi bản thân Cty chỉ thực hiện được 500.000m3/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Trịnh – Giám đốc Cty CP than Vàng Danh – để đảm đương công việc hiện đang thuê các DN bên ngoài làm, Cty sẽ phải đầu tư ít nhất 104 tỉ đồng để mua: 4 máy xúc (7,8 tỉ đồng/máy), 3 máy phá đá thủy lực tự hành (5,7 tỉ đồng/máy), 25 ôtô tự đổ trung xa (1,7 tỉ đồng/xe), 2 máy ủi (5,5 tỉ đồng/máy), 1 xe phun nước chống bụi (2,3 tỉ đồng)... Hơn nữa, để điều khiển một loạt các máy móc trên, Cty sẽ phải tuyển dụng thêm hàng trăm lao động, cùng với tiền khấu hao máy móc, sửa chữa, bảo hành... hằng năm, chi phí sẽ lớn hơn nhiều so với mức 70 tỉ đồng/năm thuê DN bên ngoài làm.
Đồng tình với quan điểm trên, một đại diện của Cty than Hòn Gai cho biết: “Nếu dừng thuê DN bên ngoài, chúng tôi sẽ phải đi vay số tiền vài trăm tỉ đồng để đầu tư xe máy cho sản xuất, nhưng chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả về giá thành trên mỗi tấn than khai thác”.
Chắc hẳn bất cứ ai trong Tập đoàn TKV và hàng trăm DN tư nhân không thể quên được thời cảnh hàng nghìn phương tiện ôtô, máy xúc nằm phơi nắng hoen gỉ trong nhiều tháng trời cách đây vài năm. Lúc đó, do than không tiêu thụ được, ngành than cắt giảm sản lượng và chấm dứt việc thuê DN ngoài, đã dẫn đến hàng chục DN bị phá sản. Đứng trước khó khăn lúc đó, tỉnh QN đã phải nhiều lần cùng TKV bàn cách tháo gỡ, giúp DN trở lại sản xuất.
Đành rằng có rất nhiều chuyện lùm xùm khi thuê các DN bên ngoài. Nhưng, đó lại là câu chuyện thuộc về quản lý, và không phải không quản lý được, chứ không nên lặp lại tư duy “không quản được thì cấm”.
>> Vinacomin điều chỉnh tăng kế hoạch sản xuất than
Năm 2008, một “lệnh” cấm tương tự cũng được ban hành và kéo dài gần một năm, khiến hàng trăm DN khốn cùng, trong đó nhiều DN vỡ nợ, phá sản, công nhân mất việc làm...
Chết là cái chắc!
Ước tính, hiện 90% các Cty than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (QN), nhất là các Cty khai thác lộ thiên, đều thuê các DN ngoài ngành làm dịch vụ bốc xúc, vận chuyển đất đá. Lý do chính: Vốn đầu tư cho hệ thống máy móc, trang thiết bị, nhân sự, quản lý làm các dịch vụ trên rất tốn kém. Hiện có trên 100 DN tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, với tổng vốn đầu tư cho hệ thống máy móc, trang thiết bị lên tới hàng nghìn tỉ đồng, trong đó phần lớn là vốn vay. Tuy nhiên, số phận của các DN cùng hàng ngàn công nhân lao động luôn trong tình trạng mong manh, bởi chính quyền địa phương luôn có tư duy “dẹp bỏ”, nhằm góp phần chấn chỉnh lại hoạt động khai thác, kinh doanh than.
Ông Quang - GĐ Cty đầu tư thương mại Quang Minh, đang quản lý gần 100 phương tiện cơ giới mỏ, trị giá 300 tỉ đồng - tỏ ra khá lo lắng: "Chúng tôi nhiều năm là đối tác bốc, xúc, vận chuyển đất đá mỏ cho các Cty than Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai và tây nam Đá Mài của TKV. Vậy sao tỉnh QN lại thúc ngành than ngừng thuê chúng tôi? Như thế khác gì "khai tử" các DN?”.
Ông Nguyễn Văn Huyền - Chủ tịch HĐQT Cty CP vận tải Quảng Ninh cho biết, hiện có gần 70 phương tiện làm thuê cho Cty than Hà Lầm và Cty than Hòn Gai, với năng lực bốc xúc, vận chuyển lên đến vài triệu mét khối đất đá/năm, vì tỉnh QN đã chỉ đạo can thiệp quá sâu vào công việc quản trị của DN nên tạo ra bức xúc. Theo ông Huyền, các DN đều đăng ký kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội, vì thế, không thể chỉ vì một vài DN câu kết với DN trong ngành trộm cắp than đem bán ra bên ngoài mà yêu cầu ngành than chấm dứt thuê đơn vị ngoài.
Thực hiện hợp đồng dịch vụ bốc xúc đất đá tại mỏ than Núi Béo.
Ngành than cũng gặp khó khăn
Năm 2014, TKV đặt mục tiêu đạt gần 40 triệu tấn than nguyên khai (trong đó gần 18 triệu tấn là khai thác lộ thiên). Nhẩm tính, để lấy được gần 18 triệu tấn than lộ thiên, thì ngành than sẽ phải bốc xúc 180 triệu tấn đất đá... Với thực lực hiện nay của ngành, nếu dừng thuê các DN bên ngoài vào bốc xúc, vận chuyển đất đá, thì không thể hoàn thành kế hoạch. Cty CP than Vàng Danh hiện phải thuê các DN bên ngoài khoan, bốc xúc, vận chuyển 1,7-1,8 triệu mét khối đất đá/năm; trong khi bản thân Cty chỉ thực hiện được 500.000m3/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Trịnh – Giám đốc Cty CP than Vàng Danh – để đảm đương công việc hiện đang thuê các DN bên ngoài làm, Cty sẽ phải đầu tư ít nhất 104 tỉ đồng để mua: 4 máy xúc (7,8 tỉ đồng/máy), 3 máy phá đá thủy lực tự hành (5,7 tỉ đồng/máy), 25 ôtô tự đổ trung xa (1,7 tỉ đồng/xe), 2 máy ủi (5,5 tỉ đồng/máy), 1 xe phun nước chống bụi (2,3 tỉ đồng)... Hơn nữa, để điều khiển một loạt các máy móc trên, Cty sẽ phải tuyển dụng thêm hàng trăm lao động, cùng với tiền khấu hao máy móc, sửa chữa, bảo hành... hằng năm, chi phí sẽ lớn hơn nhiều so với mức 70 tỉ đồng/năm thuê DN bên ngoài làm.
Đồng tình với quan điểm trên, một đại diện của Cty than Hòn Gai cho biết: “Nếu dừng thuê DN bên ngoài, chúng tôi sẽ phải đi vay số tiền vài trăm tỉ đồng để đầu tư xe máy cho sản xuất, nhưng chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả về giá thành trên mỗi tấn than khai thác”.
Chắc hẳn bất cứ ai trong Tập đoàn TKV và hàng trăm DN tư nhân không thể quên được thời cảnh hàng nghìn phương tiện ôtô, máy xúc nằm phơi nắng hoen gỉ trong nhiều tháng trời cách đây vài năm. Lúc đó, do than không tiêu thụ được, ngành than cắt giảm sản lượng và chấm dứt việc thuê DN ngoài, đã dẫn đến hàng chục DN bị phá sản. Đứng trước khó khăn lúc đó, tỉnh QN đã phải nhiều lần cùng TKV bàn cách tháo gỡ, giúp DN trở lại sản xuất.
Đành rằng có rất nhiều chuyện lùm xùm khi thuê các DN bên ngoài. Nhưng, đó lại là câu chuyện thuộc về quản lý, và không phải không quản lý được, chứ không nên lặp lại tư duy “không quản được thì cấm”.
>> Vinacomin điều chỉnh tăng kế hoạch sản xuất than