MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm sao để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất trong nước trước các FTA?

16-12-2015 - 16:55 PM | Doanh nghiệp

Cam kết gia nhập ngày càng sâu và rộng FTA, vấn đề đặt ra công cụ nào để bảo vệ ngành sản xuất trong nước

"FTA mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam áp lực lớn" - ông Tô Thái Ninh, Phó Trưởng phòng điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương nhấn mạnh.

Đó là sự cạnh tranh khắc nghiệt, khi tham gia Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, hàng hóa từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn giá rẻ hơn thâm nhập thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Ngành sản xuất của Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà, khi giá hàng hóa không cạnh tranh được đồng thời cũng không xuất khẩu được.

Cam kết gia nhập ngày càng sâu và rộng FTA, vấn đề đặt ra công cụ nào để bảo vệ ngành sản xuất trong nước?

Trên thực tế WTO có quy định khung, cung cấp các nước thành viên công cụ bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại tác động tiêu cực, đột ngột của cắt giảm thuế quan, hàng nhập khẩu. Biện pháp truyền thống các nước thường áp dụng là biện pháp thuế quan để bảo vệ hàng trong nước. Khi hội nhập sâu rộng, mức độ cắt giảm thuế quan càng nhanh càng mạnh thì hàng rào thuế quan không còn tác dụng.

Bên cạnh đó WTO có quy định về biện pháp hành chính để tăng thủ tục trong quá trình nhập khẩu hàng hóa gây khó dễ trong nhập khẩu nhằm hạn chế nhập: cấp phép đặc biệt nhập khẩu tuy nhiên biện pháp này gây nhiều tranh cãi dễ bị khiếu kiện ra WTO, biện pháp này tạo ra cản trở thương mại lớn, các nước không sử dụng

WTO có biện pháp nổi tiếng khác là hàng rào kỹ thuật (TPP và STS). Đây là biện pháp hữu hiệu được các nước lựa chọn nhiều để sử dụng. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cao để hàng hóa nhập vào phải đáp ứng tiêu chuẩn đó mới nhập vào. Như Hoa Kỳ xây dựng tiêu chuẩn cao về thép.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi xây dựng hàng rào kỹ thuật quá cao thì hạn chế sản xuất trong nước, nếu xây dựng thấp thì các nước dễ dàng đáp ứng.

WTO còn 3 công cụ phòng vệ thương mại cho phép các quốc gia thành viên gồm tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá. Đây là 3 công cụ được các nước sử dụng nhiều nhất. Biện pháp phòng vệ là bảo vệ doanh nghiệp trong nước và bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.

Ngành Thép gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với thép nhập khẩu

Thực tế, các quy định về phòng vệ thương mại đã ban hành từ 2004 nhưng hầu như các doanh nghiệp còn mơ hồ khi chúng ta đang ngày càng tiệm cận với kinh tế quốc tế. Việt Nam nằm trong số nước ít áp dụng phòng vệ thương mại, thiệt thòi cho nền kinh tế, và có phần nhiều lỗi của nhà quản lý.

“Tôi mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt UBND các Tỉnh, các Sở Công Thương Tỉnh hỗ trợ kiến thức để doanh nghiệp chủ động trong nắm bắt các biện pháp phòng vệ thương mại” - ông Nguyễn Phương Nam nhấn mạnh.

Có điều khó của Việt Nam nữa là nếu như thời gian chuẩn bị đưa một vụ kiện chống bán phá giá ra tòa quốc tế của các nước chỉ mất chừng 1 tháng thì Việt Nam phải mất nửa năm.

"Mỗi lần chúng tôi chuẩn bị khởi xướng, bị áp lực khủng khiếp. Đối với thép cán nguội, chúng tôi phải đi thuyết trình với Chính phủ, các Bộ, ngành mất hơn 6 tháng mới được đồng ý cho phép đưa ra giải quyết tranh chấp với WTO", ông Nam nói.

Áp lực đang đến rất gần

Theo ông Tô Thái Ninh, khung thời gian áp giảm thuế rất gần, thời điểm xa nhất là năm 2025 khi hiệp định FTA ASEAN – Nhật Bản đi vào thực thi với tất cả dòng thuế giảm 88%. Theo ông Ninh, thực thi các hiệp định thương mại tư do đã kí kết, trung bình tất cả các dòng thuế giảm đến 90%, do đó áp lực FTA mang lại rất lớn đến ngành sản xuất trong nước.

“Đến thời điểm này chúng ta đã hoàn thành TPP, FTA Việt Nam -EU, đến 95% dòng thuế cam kết sẽ bỏ ngay lập tức, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất đến Việt Nam, ngay khi các hiệp định có hiệu lực sẽ gây sức ép lớn đến sản xuất Việt Nam”, ông Ninh nhấn mạnh

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, tốc độ cắt giảm thuế diễn ra nhanh đến 2020 đa phần các FTA có mức độ cắt giảm mạnh, Việt Nam chỉ giữ mức 5-10% một số dòng thuế để bảo hộ trong nước, còn lại hầu hết thuế về 0.

Song song với cam kết giảm thuế là xu hướng nhập khẩu, hàng hóa trung quốc sẽ tăng nhanh khi hiệp định ASEAN- Trung Quốc đi vào hiện thực. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 43,86 tỷ USD. Hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào Việt Nam khi mở cửa thị trường.

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho biết cùng với Trung Quốc, xu hướng kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam tăng mạnh.

Theo Hải Minh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên