Lỗ lũy kế, nợ quá hạn, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước cổ phần hóa như thế nào?
Doanh nghiệp có thể phối hợp với ngân hàng để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo phương pháp bán nợ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo giá thỏa thuận.
Định giá doanh nghiệp luôn là một khâu quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, việc định giá lại càng trở thành một vấn đề cấp thiết.
Bộ tài chính vừa ban hành Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
Thông tư quy định, khi xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được loại trừ khoản đầu tư tài chính bằng giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp thống nhất được với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cổ phần hóa không được loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa các tài sản đã được doanh nghiệp sử dụng để thế chấp đảm bảo cho các khoản nợ vay kể cả những tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng.
Đặc biệt, thông tư quy định về cách xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng, hoặc còn lỗ lũy kế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phối hợp với Ngân hàng cho vay để xem xét khoanh/giãn nợ, xóa nợ lãi vay... Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phối hợp với ngân hàng để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo phương pháp bán nợ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo giá thỏa thuận.
Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần cũng là một trong các phương án mà Thông tư 127 quy định dựa trên Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trong đó, ngân hàng cho vay có thể được lựa chọn thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu các khoản nợ theo hướng này.
Bộ tài chính vừa ban hành Thông tư 127/2014/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
Thông tư quy định, khi xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được loại trừ khoản đầu tư tài chính bằng giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp thống nhất được với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cổ phần hóa không được loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa các tài sản đã được doanh nghiệp sử dụng để thế chấp đảm bảo cho các khoản nợ vay kể cả những tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng.
Đặc biệt, thông tư quy định về cách xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng, hoặc còn lỗ lũy kế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần phối hợp với Ngân hàng cho vay để xem xét khoanh/giãn nợ, xóa nợ lãi vay... Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phối hợp với ngân hàng để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo phương pháp bán nợ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo giá thỏa thuận.
Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần cũng là một trong các phương án mà Thông tư 127 quy định dựa trên Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trong đó, ngân hàng cho vay có thể được lựa chọn thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu các khoản nợ theo hướng này.
Hoàng Lan