Nhà máy Gang thép Vạn Lợi "đẻ" con nhưng không "dưỡng"
Sản phẩm làm ra nhưng không có nơi tiêu thụ đã khiến Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang (huyện Vũ Quang - Hà Tĩnh) lâm cảnh lao đao.
Hàng trăm công nhân không có lương cũng như các chế độ khác đã
phải ồ ạt tháo chạy khỏi nhà máy để kiếm miếng cơm manh áo cầm cự qua
ngày.
Mẹ chết yểu con lâm cảnh bơ vơ
Sau khi triển khai dự án một cách rầm rộ, Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh (Cty GTHT) đã có công văn xin phép UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép khai thác mỏ sắt Vũ Quang cho Cty sắt Vũ Quang để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy liên hợp gang thép của Cty GTHT.
Ngay sau đó UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý với đề nghị của công ty. Quyết định này đồng nghĩa với việc này Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2/2008.
Ngày 22/2/2008, Nhà máy tuyển quặng sắt (thuộc Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang) được khởi công xây dựng tại xã Sơn Thọ - huyện Vũ Quang, với công suất 500.000 tấn/năm; đến ngày 19/5/2009, dây chuyền công nghệ tuyển quặng sắt 500.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động.
Tổng mức đầu tư dự án là 158 tỉ đồng.
Tuy nhiên, như Tamnhin.net đã phản ánh ở bài (Nhà máy Gang thép Vạn Lợi... "hại" dân Hà Tĩnh) mặc dù đã gần 6 năm trôi qua, Nhà may Gang thép Vũng Áng chỉ là một đại công trường sắt hoen rỉ nằm phơi sương phơi nắng đã khiến Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang lâm cảnh "sống dở chết dở" khi sản phẩm sản xuất ra không có nơi tiêu thụ.
Sau một thời gian lâm cảnh làm không lương, không bảo hiểm và không tương lai đã khiến hàng loạt công nhân ở Cty TNHH MTV Sắt Vũ Quang đã bỏ việc tiếp tục trở về địa phương để tham gia sản xuất nông nghiệp để kiếm kế mưu sinh.
Theo một lãnh đạo đơn vị này cho biết: Ban đầu công ty có trên 150 công nhân, không khí hoạt động của Cty TNHHMTV sắt Vũ Quang rất sôi động. Người dân Vũ Quang mừng, công nhân nhà máy phấn khởi vì nghĩ rằng, bộ mặt nông thôn của một vùng quê miền núi heo hút sẽ được thay đồi, kinh tế sẽ đi lên, con em địa phương sẽ có được việc làm tại chỗ, không phải bỏ xứ mà tìm đến nơi đất khách quê người tìm kiếm việc làm như trước đây.
Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Sau khi hoạt động được một năm, nhà máy này buộc phải dừng lại vì sản phẩm không có đầu ra.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, nguyên là thủ quỹ của nhà máy ngao ngán: “Không bỏ việc thì còn có cách nào khác hơn nữa chú. Có khi cả mấy tháng trời bọn em phải làm quần quật mà không nhận được một đồng lương nào cả. Em làm thủ quỹ còn đỡ, còn công nhân thì vất vả không nói hết. Sau khi bỏ việc em đã làm thủ tục để đi xuất khẩu lao động, chứ ngồi mà trông chờ vào nhà máy này thì chỉ có nước chết đói thôi”.
Từ chỗ có trên 150 công nhân làm việc thường xuyên này chỉ còn 47 người, tuy nhiên số người này cũng chỉ là ngồi chờ để làm thời vụ. Hiện tại nhà máy này đang nằm im bất động.
Nợ như chúa chổm
Không chỉ có nợ lương công nhân, nhà máy này còn nợ bảo hiểm xã hội đến gần cả tỷ đồng.
Khi chúng tôi tìm đến tìm hiểu thì khung cảnh ở Cty sắt Vũ Quang vắng "như chùa bà Đanh”.
Tìm mãi mới bắt gặp được người bảo vệ đang phát cỏ ở tít đằng xa. Khi hỏi nguyên nhân nhà máy vắng như thế thì anh này chỉ nói: Do nhà máy không hoạt động nên công nhân đã bỏ hết, còn lãnh đạo cả tháng này đi đâu thì không rõ.
Khi chúng tôi có ý muốn gặp một công nhân để hỏi về đời sống của họ thì anh này cho biết, hiện toàn nhà máy chỉ có công nhân Trần Văn Thắng đang ở lại mà thôi.
Ngồi nói chuyện với chúng tôi anh Thắng cho biết: “Đã lâu rồi không có việc, tôi chỉ ở lại trong coi máy móc".
Khi được hỏi về đời sống công nhân ở đây như thế nào thì anh anh này chỉ lắc đầu tỏ vẻ ngao ngán.
Sau khi đã cố tìm cách liên lạc với lãnh đạo Cty TNHHMTV săt Vũ Quang nhưng không thành, chúng tôi đã tìm đến Bảo hiểm Xã hội huyện Vũ Quang để nắm bắt thông tin.
Tại đây, khi hỏi về vấn đề tham gia bảo hiểm cho công nhân của Cty này thì ông Phan Văn Ninh- Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện Vũ Quang cho biết: “Do làm ăn thua lỗ, cho nên việc tham gia bảo hiểm cho công nhân của Cty này cũng không đầy đủ. Hiện tại Cty này đang còn nợ bảo hiểm chúng tôi với số tiền trên 700 triệu đồng và số tiền này rất khó thu hồi được”.
Đồng cảnh ngộ
Không chỉ có Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang "chết" theo thép Vạn Lợi mà Công ty CP công nghiệp hóa cốc Hà Tĩnh cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Công ty này được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp giấy đăng ký kinh doanh số số 28.03000441, với ngành nghề chính là sản xuất khí công nghiệp (Ôxy, Nitơ, Argon) phục vụ luyện cốc, gang thép; sản xuất than cốc phục vụ luyện gang thép công suất 500.000 tấn/năm
Thế nhưng do Nhà máy Gang thép Vạn Lợi không đi hoạt động như dự kiến đã khiến công ty này nằm trong tình trạng nằm "chờ dài cổ" trong 3 năm qua.
Mẹ chết yểu con lâm cảnh bơ vơ
Sau khi triển khai dự án một cách rầm rộ, Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh (Cty GTHT) đã có công văn xin phép UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép khai thác mỏ sắt Vũ Quang cho Cty sắt Vũ Quang để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy liên hợp gang thép của Cty GTHT.
Ngay sau đó UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý với đề nghị của công ty. Quyết định này đồng nghĩa với việc này Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2/2008.
Ngày 22/2/2008, Nhà máy tuyển quặng sắt (thuộc Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang) được khởi công xây dựng tại xã Sơn Thọ - huyện Vũ Quang, với công suất 500.000 tấn/năm; đến ngày 19/5/2009, dây chuyền công nghệ tuyển quặng sắt 500.000 tấn/năm đã đi vào hoạt động.
Tổng mức đầu tư dự án là 158 tỉ đồng.
Tuy nhiên, như Tamnhin.net đã phản ánh ở bài (Nhà máy Gang thép Vạn Lợi... "hại" dân Hà Tĩnh) mặc dù đã gần 6 năm trôi qua, Nhà may Gang thép Vũng Áng chỉ là một đại công trường sắt hoen rỉ nằm phơi sương phơi nắng đã khiến Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang lâm cảnh "sống dở chết dở" khi sản phẩm sản xuất ra không có nơi tiêu thụ.
Sau một thời gian lâm cảnh làm không lương, không bảo hiểm và không tương lai đã khiến hàng loạt công nhân ở Cty TNHH MTV Sắt Vũ Quang đã bỏ việc tiếp tục trở về địa phương để tham gia sản xuất nông nghiệp để kiếm kế mưu sinh.
Theo một lãnh đạo đơn vị này cho biết: Ban đầu công ty có trên 150 công nhân, không khí hoạt động của Cty TNHHMTV sắt Vũ Quang rất sôi động. Người dân Vũ Quang mừng, công nhân nhà máy phấn khởi vì nghĩ rằng, bộ mặt nông thôn của một vùng quê miền núi heo hút sẽ được thay đồi, kinh tế sẽ đi lên, con em địa phương sẽ có được việc làm tại chỗ, không phải bỏ xứ mà tìm đến nơi đất khách quê người tìm kiếm việc làm như trước đây.
Nhà máy Gang thép Vạn Lợi nằm "đắp chiếu" suốt 3 năm qua | Điều này cũng khiến Cty Sắt Vũ Quang cũng lâm cảnh tương tự |
Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. Sau khi hoạt động được một năm, nhà máy này buộc phải dừng lại vì sản phẩm không có đầu ra.
Chị Nguyễn Thị Nguyệt, nguyên là thủ quỹ của nhà máy ngao ngán: “Không bỏ việc thì còn có cách nào khác hơn nữa chú. Có khi cả mấy tháng trời bọn em phải làm quần quật mà không nhận được một đồng lương nào cả. Em làm thủ quỹ còn đỡ, còn công nhân thì vất vả không nói hết. Sau khi bỏ việc em đã làm thủ tục để đi xuất khẩu lao động, chứ ngồi mà trông chờ vào nhà máy này thì chỉ có nước chết đói thôi”.
Từ chỗ có trên 150 công nhân làm việc thường xuyên này chỉ còn 47 người, tuy nhiên số người này cũng chỉ là ngồi chờ để làm thời vụ. Hiện tại nhà máy này đang nằm im bất động.
Nợ như chúa chổm
Không chỉ có nợ lương công nhân, nhà máy này còn nợ bảo hiểm xã hội đến gần cả tỷ đồng.
Khi chúng tôi tìm đến tìm hiểu thì khung cảnh ở Cty sắt Vũ Quang vắng "như chùa bà Đanh”.
Tìm mãi mới bắt gặp được người bảo vệ đang phát cỏ ở tít đằng xa. Khi hỏi nguyên nhân nhà máy vắng như thế thì anh này chỉ nói: Do nhà máy không hoạt động nên công nhân đã bỏ hết, còn lãnh đạo cả tháng này đi đâu thì không rõ.
Khi chúng tôi có ý muốn gặp một công nhân để hỏi về đời sống của họ thì anh này cho biết, hiện toàn nhà máy chỉ có công nhân Trần Văn Thắng đang ở lại mà thôi.
Ngồi nói chuyện với chúng tôi anh Thắng cho biết: “Đã lâu rồi không có việc, tôi chỉ ở lại trong coi máy móc".
Khi được hỏi về đời sống công nhân ở đây như thế nào thì anh anh này chỉ lắc đầu tỏ vẻ ngao ngán.
Sau khi đã cố tìm cách liên lạc với lãnh đạo Cty TNHHMTV săt Vũ Quang nhưng không thành, chúng tôi đã tìm đến Bảo hiểm Xã hội huyện Vũ Quang để nắm bắt thông tin.
Tại đây, khi hỏi về vấn đề tham gia bảo hiểm cho công nhân của Cty này thì ông Phan Văn Ninh- Giám đốc Bảo hiểm Xã hội huyện Vũ Quang cho biết: “Do làm ăn thua lỗ, cho nên việc tham gia bảo hiểm cho công nhân của Cty này cũng không đầy đủ. Hiện tại Cty này đang còn nợ bảo hiểm chúng tôi với số tiền trên 700 triệu đồng và số tiền này rất khó thu hồi được”.
Đồng cảnh ngộ
Không chỉ có Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang "chết" theo thép Vạn Lợi mà Công ty CP công nghiệp hóa cốc Hà Tĩnh cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự.
Công ty CP công nghiệp hóa cốc Hà Tĩnh cũng nằm "đắp chiếu" suốt 3 năm qua |
Công ty này được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp giấy đăng ký kinh doanh số số 28.03000441, với ngành nghề chính là sản xuất khí công nghiệp (Ôxy, Nitơ, Argon) phục vụ luyện cốc, gang thép; sản xuất than cốc phục vụ luyện gang thép công suất 500.000 tấn/năm
Thế nhưng do Nhà máy Gang thép Vạn Lợi không đi hoạt động như dự kiến đã khiến công ty này nằm trong tình trạng nằm "chờ dài cổ" trong 3 năm qua.
Theo Hà Vy - Lê Thông - Hà Vũ