Nhìn nhận "vai trò chủ đạo" của DNNN như thế nào?
Những điều chỉnh đã có chưa thực sự động chạm tới việc tách bạch chức năng quyền sở hữu nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước tại các cơ quan chủ quản.
- 19-09-2014Học gì từ kinh nghiệm hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế một số nước?
- 18-09-2014Giảm tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước, tăng sức hút với nhà đầu tư
- 15-09-2014Chống độc quyền... kiểu Việt Nam
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014, PGS.Ts. Trần Đình Thiên và các cộng sự có bài tham luận với chủ đề "Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước - Các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy".
Ông Trần Đình Thiên cho rằng, việc sử dụng DNNN như là một công cụ để điều tiết nền kinh tế có cơ sở lý thuyết kinh tế khá yếu. Dù là từ kinh tế học phúc lợi hay kinh tế học thể chế mới thì việc sử dụng DNNN chỉ nên giới hạn trong một số lĩnh vực dịch vụ công, với mục đích được xác định rõ ràng và có các cơ chế giám sát hiệu quả. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã tiến hành việc thu hẹp khu vực DNNN kể từ thập niên 1980 đến nay.
Lấy kinh nghiệm tái cấu trúc khu vực DNNN tại các nước OECD, bản tham luận cho biết trong quá trình tư nhân hóa, Chính phủ các nước OECD thường đặt ra nhiều mục tiêu bao gồm: (1) thắt chặt kỷ luật tài khóa và kiểm soát chi tiêu công và nợ công; (2) thu hút thêm đầu tư từ nhiều nguồn; (3) cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNNN; (4) tạo lập môi trường cạnh tranh ở một số ngành độc quyền; (5) hướng tới phát triển thị trường vốn; (6) hướng đến các mục tiêu chính trị.
Bài học mà nhóm nghiên cứu rút ra cho Việt Nam là đề xuất chuyển tất cả DNNN (sau khi đã thu nhỏ đến một mức độ có thể kiểm soát được - dưới 10% GDP) sang cho một công ty quản lý quỹ.
Lĩnh vực nào cần thoái vốn?
Phân tích đặc điểm các ngành, ông Trần Đình Thiên cho rằng hầu hết các ngành nghề Chính phủ đều nên cổ phần hóa và thoái vốn toàn bộ. Riêng hoạt động Công nghiệp chế tạo, với nhóm ngành có đặc tính độc quyền hoặc độc quyền nhóm mà các DNNN đang nắm vai trò chi phối, Nhà nước nên cân nhắc lại đó có phải là ngành có lợi ích chiến lược quốc gia hay không. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, ông Thiên khuyến nghị Chính phủ nên sử dụng các biện pháp điều tiết để kiểm soát các ngành này thay vì sử dụng công cụ DNNN.
Về tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, ông Trần Đình Thiên đánh giá năm 2014 có sự thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ. Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm, chúng ta mới chỉ cổ phần hóa được 38 doanh nghiệp, tương đương 3,9% số doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong 2 năm 2014 - 2015 và 10,4% kế hoạch năm 2014. Việc gắn trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo DNNN với kết quả cổ phần hóa DNNN đang tạo ra áp lực và động lực khá mạnh để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa nhanh và hiệu quả hơn trong quãng thời gian còn lại.
Thoái vốn ngoài ngành, liệu DNNN có quyết tâm?
Ông Thiên đề xuất Bộ tài chính hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về tiến độ thoái vốn nên lập một website công khai kế hoạch thoái vốn tại các DNNN. Trên thực tế, thông tin này hiện nay khá "mờ mịt" và không có một thông tin thống kê chính thống.
Đánh giá mô hình quản trị DNNN trong thời gian vừa qua, ông Trần Đình Thiên cho rằng chưa thực sự mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét. Những điều chỉnh đã có chưa thực sự động chạm tới việc tách bạch chức năng quyền sở hữu nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước tại các cơ quan chủ quản.
Trở ngại trong quá trình cải tiến mô hình quản trị DNNN?
Trở ngại chính cho việc cải tiến mô hình quản trị DNNN theo hướng hiện đại là nỗi e sợ mất công cụ kiểm soát ngành hoặc thị trường khi các Bộ từ bỏ chức năng Bộ chủ quản. Trở ngại thứ hai được nhắc đến là Chính phủ vẫn chưa rõ ràng được chức năng quản giám của những người đại diện trực tiếp vốn chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý của những người điều hành DNNN. "Đội ngũ quản lý của các DNNN cần được hưởng thu nhập tương đương với trách nhiệm quản lý của họ" - tham luận nhấn mạnh.
Trên cơ sở đánh giá trở ngại, ông Trần Đình Thiên kiến nghị Chính phủ cần xây dựng và ban hành một văn bản quy định rõ ràng hai hoại vị trí người quản lý giám sát là người phải vì lợi ích công và đại diện tham gia quản trị DNNN để hướng DNNN theo những mục tiêu mà HĐQT đề ra.
>> Quản vốn nhà nước: Bao giờ có cơ quan độc lập?
Ông Trần Đình Thiên cho rằng, việc sử dụng DNNN như là một công cụ để điều tiết nền kinh tế có cơ sở lý thuyết kinh tế khá yếu. Dù là từ kinh tế học phúc lợi hay kinh tế học thể chế mới thì việc sử dụng DNNN chỉ nên giới hạn trong một số lĩnh vực dịch vụ công, với mục đích được xác định rõ ràng và có các cơ chế giám sát hiệu quả. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã tiến hành việc thu hẹp khu vực DNNN kể từ thập niên 1980 đến nay.
Lấy kinh nghiệm tái cấu trúc khu vực DNNN tại các nước OECD, bản tham luận cho biết trong quá trình tư nhân hóa, Chính phủ các nước OECD thường đặt ra nhiều mục tiêu bao gồm: (1) thắt chặt kỷ luật tài khóa và kiểm soát chi tiêu công và nợ công; (2) thu hút thêm đầu tư từ nhiều nguồn; (3) cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNNN; (4) tạo lập môi trường cạnh tranh ở một số ngành độc quyền; (5) hướng tới phát triển thị trường vốn; (6) hướng đến các mục tiêu chính trị.
Bài học mà nhóm nghiên cứu rút ra cho Việt Nam là đề xuất chuyển tất cả DNNN (sau khi đã thu nhỏ đến một mức độ có thể kiểm soát được - dưới 10% GDP) sang cho một công ty quản lý quỹ.
Lĩnh vực nào cần thoái vốn?
Phân tích đặc điểm các ngành, ông Trần Đình Thiên cho rằng hầu hết các ngành nghề Chính phủ đều nên cổ phần hóa và thoái vốn toàn bộ. Riêng hoạt động Công nghiệp chế tạo, với nhóm ngành có đặc tính độc quyền hoặc độc quyền nhóm mà các DNNN đang nắm vai trò chi phối, Nhà nước nên cân nhắc lại đó có phải là ngành có lợi ích chiến lược quốc gia hay không. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, ông Thiên khuyến nghị Chính phủ nên sử dụng các biện pháp điều tiết để kiểm soát các ngành này thay vì sử dụng công cụ DNNN.
Về tình hình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, ông Trần Đình Thiên đánh giá năm 2014 có sự thay đổi rõ rệt và mạnh mẽ. Tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm, chúng ta mới chỉ cổ phần hóa được 38 doanh nghiệp, tương đương 3,9% số doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong 2 năm 2014 - 2015 và 10,4% kế hoạch năm 2014. Việc gắn trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo DNNN với kết quả cổ phần hóa DNNN đang tạo ra áp lực và động lực khá mạnh để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa nhanh và hiệu quả hơn trong quãng thời gian còn lại.
Thoái vốn ngoài ngành, liệu DNNN có quyết tâm?
Ông Thiên đề xuất Bộ tài chính hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về tiến độ thoái vốn nên lập một website công khai kế hoạch thoái vốn tại các DNNN. Trên thực tế, thông tin này hiện nay khá "mờ mịt" và không có một thông tin thống kê chính thống.
Đánh giá mô hình quản trị DNNN trong thời gian vừa qua, ông Trần Đình Thiên cho rằng chưa thực sự mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét. Những điều chỉnh đã có chưa thực sự động chạm tới việc tách bạch chức năng quyền sở hữu nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước tại các cơ quan chủ quản.
Trở ngại trong quá trình cải tiến mô hình quản trị DNNN?
Trở ngại chính cho việc cải tiến mô hình quản trị DNNN theo hướng hiện đại là nỗi e sợ mất công cụ kiểm soát ngành hoặc thị trường khi các Bộ từ bỏ chức năng Bộ chủ quản. Trở ngại thứ hai được nhắc đến là Chính phủ vẫn chưa rõ ràng được chức năng quản giám của những người đại diện trực tiếp vốn chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý của những người điều hành DNNN. "Đội ngũ quản lý của các DNNN cần được hưởng thu nhập tương đương với trách nhiệm quản lý của họ" - tham luận nhấn mạnh.
Trên cơ sở đánh giá trở ngại, ông Trần Đình Thiên kiến nghị Chính phủ cần xây dựng và ban hành một văn bản quy định rõ ràng hai hoại vị trí người quản lý giám sát là người phải vì lợi ích công và đại diện tham gia quản trị DNNN để hướng DNNN theo những mục tiêu mà HĐQT đề ra.
>> Quản vốn nhà nước: Bao giờ có cơ quan độc lập?
Hoàng Lan