MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phân tích cạnh tranh trong ngành dầu mỡ nhờn

15-03-2014 - 15:00 PM | Doanh nghiệp

Giai đoạn 2011 – 2013 do nền kinh tế gặp khó khăn và việc đầu tư mua sắm phương tiện đi lại suy giảm, nên tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là hạn chế.

Các sản phẩm dầu mỡ nhờn là những sản phẩm được sử dụng trong các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị. Do đó, tốc độ tăng trưởng các phương tiện vận tải và máy móc thiết bị từ việc nền kinh tế mở rộng sẽ góp phần làm tăng trưởng dung lượng thị phần cho ngành. Hiện nay, số lượng công ty tham gia vào sản xuất sản phẩm này tại Việt Nam là không nhiều và thị phần có tính tập trung hóa rất cao, tập trung vào một số lượng nhỏ công ty trong ngành. Giữa các đối thủ trong ngành có một chênh lệch lớn về thị phần, ngay cả giữa đối thủ đầu ngành là BP Castrol và công ty đứng thứ hai trong ngành là CTCP Hóa dầu Petrolimex (PLC) thì khoảng cách về thị phần là rất lớn. Tỷ suất lợi nhuận của các công ty trong ngành là khả quan và những công ty đầu ngành cũng là những công ty thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng trong ngành là rất cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013 do nền kinh tế gặp khó khăn và việc đầu tư mua sắm phương tiện đi lại suy giảm, nên tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là hạn chế. Điều này khuyến khích các công ty trong ngành bắt đầu phải mở rộng thị trường ra nước ngoài để duy trì đà tăng trưởng. Trong dài hạn, triển vọng tăng trưởng của ngành là khả quan do nền kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải của người dân và việc đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dẫn đến nhu cầu tăng lên với các sản phẩm dầu mỡ nhờn.

Bảng: Các dòng sản phẩm chính của các công ty trong ngành

Tên Công ty

Dầu mỡ nhờn

Nhựa đường

Hóa chất

Kinh doanh xăng dầu

Bất động sản

Vận tải và xếp dỡ

CTCP Hóa dầu Quân đội (MIPEC)

X

X

X

X

X


Tổng CTCP Hóa dầu Petrolimex (PLC)

X

X

X




CTCP Phụ gia và Phát triển Dầu mỏ (APP)

X


X




CTCP Hóa dầu Dầu khí (PVOil Lube)

X



X



CTCP Vận tải và Xếp dỡ Vinacomin (Cominlub)

X



X


X

Hai công ty đầu ngành: BP Castrol và PLC

Bảng: Doanh thu thuần của các công ty trong ngành (tỷ đồng)

Lưu ý: Cominlub chỉ liệt kê doanh thu từ sản xuất dầu nhờn

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh cốt lõi nằm ở độ phủ rộng của kênh phân phối. Do đó, những công ty có được kênh phân phối rộng sẽ sở hữu lợi thế cạnh tranh bền vững. Chính vì vậy, Công ty BP Castrol có tiềm lực tài chính mạnh và từ đó giúp họ có thể đầu tư mạnh mẽ cho việc phủ rộng kênh phân phối, bên cạnh việc sản phẩm chất lượng tốt và đa dạng, đã đưa công ty trở thành công ty đầu ngành dầu mỡ nhờn tại Việt Nam. Năm 2012, Công ty TNHH Castrol BP – PETCO Việt Nam có lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 879 tỷ đồng, cùng thời điểm năm 2012, Công ty PLC có lợi nhuận sau thuế 169 tỷ đồng, còn thua kém khoảng cách khá xa so với đối thủ đầu ngành.

Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex PLC sở hữu lợi thế nhờ có khách hàng lớn là các công ty thành viên của Tập đoàn Petrolimex và kênh phân phối rộng nhờ tận dụng được hệ thống các trạm xăng phủ kín cả nước của tập đoàn (Petrolimex hiện chiếm khoảng 60% thị phần cung cấp xăng dầu trên cả nước). Bên cạnh đó, do là một công ty lớn trong ngành, việc mua hàng đầu vào với khối lượng lớn giúp cho công ty được hưởng những điều khoản có lợi trong mua hàng từ các nhà cung cấp như được hưởng chiết khấu lớn và thời hạn mua chịu dài hơn.

PLC ngoài sản phẩm dầu mỡ nhờn còn có dòng sản phẩm chủ lực là nhựa đường và hóa chất góp phần đa dạng hóa doanh thu và giảm rủi ro. PLC cũng mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua việc xuất khẩu sản phẩm và phân phối qua các công ty xăng dầu thành viên của Tập đoàn Petrolimex hoạt động ở nước ngoài. Năm 2013, Công ty đã chính thức phân phối dầu nhờn tại thị trường Lào thông qua Công ty Petrolimex Lào. Bên cạnh đó, PLC với tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp công ty có nguồn lực lớn để đầu tư dây chuyền thiết bị tăng quy mô sản xuất, đa dạng hóa các dòng sản phẩm và có chính sách bán hàng rộng rãi hơn đối thủ cạnh tranh để mở rộng kênh phân phối.

Trong giai đoạn 2009 – 2013, PLC đã có chiến lược tài chính hết sức đúng đắn thông qua việc áp dụng chính sách chi trả cổ tức thấp, ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với quy mô lợi nhuận lớn, chính sách này đã giúp công ty có nguồn lực lớn để đầu tư chiếm lĩnh thị phần và thu hẹp khoảng cách với BP Castrol PETCO.

Bảng: Tài chính năm 2012 của các công ty trong ngành (tỷ đồng)

Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex hiện nay đầu tư vào 3 công ty lớn trong lĩnh vực dầu mỡ nhờn là: Công ty TNHH Castrol BP – PETCO Việt Nam (Petrolimex chiếm 35% vốn góp, giá trị vốn góp của Tập đoàn theo giá trị sổ sách là 386 tỷ đồng), Tổng CTCP Hóa dầu Petrolimex PLC và Công ty CP Hóa dầu Quân đội MIPEC (vốn đầu tư của Tập đoàn vào MIPEC là 50 tỷ đồng). Trong bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất Việt Nam VNR500 năm 2013, Mipec xếp hạng 122, PLC xếp hạng 145, Công ty TNHH BP Castrol xếp hạng 228. Mipec có lợi thế là sản xuất theo đơn đặt hàng của quốc phòng. Năm 2013, Mipec có tổng tài sản là 3.200 tỷ đồng.

PV Oil Lube với tham vọng vươn lên mạnh mẽ

Xét về lịch sử sản xuất, Công ty cổ phần Dầu nhờn PV Oil (PVOil Lube) là công ty ra đời sớm trong ngành 1991 (trong khi đó PLC bắt đầu đi vào sản xuất sản phẩm mang thương hiệu riêng năm 1994). PVOIl lube chủ yếu tập trung vào khách hàng công nghiệp. Những hạn chế của Công ty như giá thành sản xuất cao hơn PLC và Mipec 10%, khối lượng mua hàng đầu vào nhỏ dẫn đến không tận dụng được các điều khoản mua hàng có lợi từ nhà cung cấp.

Cũng như PLC, lợi thế của Công ty Dầu nhờn PV Oil là có khách hàng lớn là các công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (petrovietnam) và có thể tận dụng mạng lưới các trạm xăng của công ty mẹ là Tổng Công ty Dầu Việt Nam PVOil để thiết lập kênh phân phối. Tuy nhiên, lợi thế của Công ty là nhỏ hơn PLC do mạng lưới trạm xăng của PVOil hẹp hơn nhiều so với Petrolimex.

PV Oil lube là một công ty có quy mô còn hạn chế, tuy nhiên, chiến lược phát triển của công ty này cho thấy công ty có tham vọng mở rộng thị phần và vươn lên trở thành một trong những công ty đầu ngành. Điều này đã được cụ thể hóa qua việc Công ty tích cực đầu tư mở rộng kênh phân phối. PVOil Lube cũng mở rộng thị phần theo hướng xuất khẩu bằng việc thâm nhập thị trường Lào thông qua Công ty PVOil Lào năm 2012.

Cominlube và APP: Mục tiêu duy trì quy mô ổn định

Công ty Vận tải và Xếp dỡ Vinacomin (thương hiệu dầu nhờn Cominlub) sản xuất dầu mỡ nhờn chủ yếu phục vụ nhu cầu của các công ty thành viên trong Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, trong khi đó, APP có khách hàng lớn là các thành viên của Tập đoàn Hóa chất. Điều này góp phần giúp doanh thu của Công ty ổn định, tuy nhiên, hai công ty này sẽ không có nhiều cơ hội mở rộng thị phần.

Cominlub và APP có bất lợi lớn là không có hệ thống mạng lưới phân phối rộng, tiềm lực tài chính còn hạn chế, do đó, các công ty này chủ yếu duy trì thị phần ổn định mà không có tham vọng chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các đối thủ lớn. Cominlub và APP có thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh nhằm liên kết sản xuất và cung ứng các sản phẩm dầu mỡ nhờn cho Tập đoàn Than – Khoảng sản.

Phân tích bước đi cạnh tranh của các công ty trong ngành

Bước đi cạnh tranh của các công ty trong ngành được phân tích sử dụng ma trận thị phần – khả năng thanh toán của Tập đoàn Tư vấn Boston.

Nguồn: www.bcg.com

Chúng ta có thể thấy, APP và Cominlub ở vào vị thế có nhu cầu ổn định và khả năng thanh toán yếu, do đó, những công ty này chủ yếu tập trung vào việc quản trị tạo ra tiền mặt và chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong khi đó, BP Castrol, PLC, MIPEC và PVOil Lube có khả năng thanh toán mạnh và có nhu cầu sản phẩm tốt, sẽ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị phần và tăng cường vị thế cạnh tranh.

Tuấn Dương

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên