MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát hiện nhiều vụ chuyển giá tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Bình Dương

14-03-2013 - 18:23 PM | Doanh nghiệp

Do chưa có dữ liệu phục vụ cho công tác chống chuyển giá nên các phương pháp xác định giá theo Thông tư 66/2010 của Bộ Tài chính là chưa phù hợp.

Một số cán bộ thanh tra Cục Thuế Bình Dương cho biết, hiện tượng chuyển giá không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà có ở nhiều nước trên thế giới, thông qua mô hình công ty mẹ - con, giữa các công ty con với nhau có cùng một công ty mẹ. Các giao dịch liên kết này hướng đến một mục đích là báo lỗ ở công ty này nhưng lại có lãi ở công ty khác...

Hành vi chuyển giá để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Bình Dương đã được ngành Thuế nhận thấy qua các báo cáo về hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy vậy, việc ngăn chặn, xử lý hiện tượng chuyển giá của các DN FDI lại là chuyện không hề đơn giản bởi phương thức, thủ đoạn của các chủ DN này là rất tinh vi, vượt khỏi những quy định thông thường. Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có DN FDI lớn nhất trong cả nước nên công tác chống chuyển giá cần được đặc biệt quan tâm.

Theo một báo cáo chuyên đề của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, năm 2006 toàn tỉnh có 971 DN FDI kê khai, quyết toán thuế tại Cục Thuế Bình Dương, đã có 531 DN khai báo lỗ chiếm tỷ lệ 55%. Năm 2007, trong số 1.115 DN FDI, có 558 DN khai báo lỗ chiếm tỷ lệ 53%. Con số các DN FDI khai báo lỗ ở năm 2008 là 58%, năm 2009 là 55%, năm 2010 là 44% và năm 2011 là 48%. Riêng năm 2012, Cục Thuế Bình Dương chưa đưa ra con số thống kê nhưng theo nhận định của cán bộ ngành Thuế với tình hình chung của những năm trước đó, chắc chắn số lượng DN FDI khai báo lỗ sẽ không có nhiều biến đổi.

Điều đáng quan tâm là số tiền kinh doanh lỗ được các DN FDI khai báo với cơ quan thuế là rất lớn, từ năm 2006 đến 2011 là 25.682,6 tỷ đồng, số tiền lỗ năm sau nhiều hơn năm trước. Tất nhiên, trong sản xuất - kinh doanh, DN bị lỗ là chuyện có thể xảy ra, nhất là đối với các DN mới đi vào hoạt động, đầu tư thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ tốn kém, khấu hao tỷ lệ cao… nhưng với mức khoảng 50% DN thường xuyên báo lỗ hằng năm là con số không bình thường, cần xem xét.

Ông Võ Thanh Bình - Cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Dương khẳng định: “Tỷ lệ DN FDI báo lỗ lớn ngoài mức bình thường như vậy, khả năng xuất hiện các hiện tượng chuyển giá là không phải nghi ngờ mà chắc chắn là có. Nếu mang áp dụng với mức thuế suất của thuế TNDN là 25% như hiện hành, với tỷ kệ lỗ lớn như vậy, một lượng lớn ngân sách Nhà nước đã bị thất thủ”.

Làm việc với chúng tôi, một số cán bộ thanh tra Cục Thuế Bình Dương cho biết, hiện tượng chuyển giá không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà có ở nhiều nước trên thế giới. Phương thức chuyển giá ở các DN FDI phổ biến là thông qua mô hình công ty mẹ - con, giữa các công ty con với nhau có cùng một công ty mẹ. Giữa các công ty này thực hiện các giao định kinh tế với nhau qua đó, cố ý làm thay đổi giá đầu vào, đầu ra. Các giao dịch liên kết này hướng đến một mục đích là báo lỗ ở công ty này nhưng lại có lãi ở công ty khác...

Theo ông Võ Thanh Bình: “Chống chuyển giá không nên chỉ dừng lại ở việc kiểm tra xem DN có cố tình quyết toán để giảm lỗ hay không mà phải có chế tài, xử lý đúng bản chất của hành vi thì mới có tác dụng”.

Theo một số chuyên gia ngành Thuế. Do chưa có dữ liệu phục vụ cho công tác chống chuyển giá nên các phương pháp xác định giá theo Thông tư 66/2010 của Bộ Tài chính là chưa phù hợp. Do vậy, cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm hành lang pháp lý bằng cách quy định ra một mức giá thoả thuận. 

Khi DN FDI muốn đầu tư vào sản xuất một sản phẩm nào đó, được chính quyền địa phương chấp thuận, cấp phép đầu tư thì DN và chính quyền sở tại cần thống nhất, thỏa thuận đưa ra mức gía cho sản phẩm đó. Đối với các DN FDI đã đi vào hoạt động sản xuất, cũng phải thỏa thuận đưa ra một mức giá ổn định cho sản phẩm căn cứ trên tổng thể chi phí các khoản đầu vào trong thời gian nhất định

Theo Ngọc Ánh

CAND

thunm

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên