PVN có giảm sản lượng khai thác trong năm 2015?
Xung quanh vấn đề này, trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 15/1, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
- 06-01-2015Giá dầu thô giảm mạnh và lợi ích cho nền kinh tế
- 18-12-2014Bám sát giá để quyết sản lượng khai thác dầu thô
- 05-12-2014Chính phủ chỉ đạo cân đối ngân sách năm 2015 khi giá dầu thô tiếp tục giảm
- 30-11-2014Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 30% so với tháng 7
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, biểu đồ giá dầu đã cho thấy một điểm sáng hiếm hoi trong nhiều tháng khi giá dầu tăng nhẹ, đạt 48,69 USD/thùng đối với dầu thô ngọt nhẹ Mỹ. Tuy vậy, tính đến 17h ngày 15/1, giá dầu thô lại tiếp tục đà giảm với 47,62 USD/thùng cho dầu ngọt nhẹ và dầu Brent biển Bắc là 47,36 USD/thùng.
Trước đó, ngày 5/1 đánh dấu một mốc lịch sử khi giá dầu thô trượt xuống mức dưới 50 USD lần đầu trong vòng 5 năm, sau đó chạm đáy của 6 năm trong phiên giao dịch ngày 13/1 với mức trên dưới 46 USD/thùng dầu thô ngọt nhẹ Mỹ. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng, giá dầu thô đã tụt hơn 50% - một mức sụt giảm kỷ lục.
Nếu ở góc độ một doanh nghiệp đơn thuần, việc chuyển từ lãi nhiều sang lãi ít, thậm chí lỗ, càng sản xuất càng lỗ, doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải điều chỉnh sản lượng, thậm chí chuyển từ xuất khẩu sang ngừng sản xuất. Tuy nhiên, dầu khí lại là mặt hàng đặc biệt, là đầu vào của nền kinh tế và cũng là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia. Cũng từ khía cạnh đặc biệt đó nên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt.
Năm 2014, với giá dầu xuất khẩu bình quân khoảng 113 USD/thùng, doanh thu của PVN năm 2014 lên tới 745.500 tỷ đồng, chiếm 30% GDP của cả nền kinh tế. Với giá dầu trung bình ở mức 60 USD/thùng cho cả năm, dự báo ngân sách nhà nước năm 2015 sẽ bị hụt thu 74.000 tỷ đồng so với năm 2014.
Những con số trên đang khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu PVN có giảm sản lượng khai thác trong năm 2015 hay không và nếu giảm sẽ ở mức nào?