'Sang Myanmar tận dụng làn sóng đầu tư vàng từ Nhật Bản'
Theo lãnh đạo Fecon, việc tham gia vào thị trường Myanmar lúc này sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hàng loạt dự án mới, những nguồn đầu tư từ vốn FDI và đặc biệt là làn sóng vàng từ các doanh nghiệp Nhật Bản.
- 15-09-2015FECON trúng thầu nhiều dự án mới trị giá 500 tỷ trong tháng 8
- 04-09-2015FECON liệu có hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2015?
Một trong những doanh nghiệp Việt Nam mới nhất đặt chân vào Myanmar là Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON với việc thành lập công ty liên danh FECON Rainbow, đặt trụ sở tại TP Yangon - Myanmar. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thanh – GĐ Kinh doanh Công ty FECON để tìm hiểu thêm về thị trường Myanmar và có những góc nhìn mới về thị trường này.
Được biết, FECON vừa trúng gói thầu trị giá 2 triệu USD tại thị trường Myanmar xin ông cho biết thêm về dự án này?
Ông Nguyễn Văn Thanh: Đúng vậy, FECON vừa nhận được thư trúng thầu gói cung cấp và thi công bấc thấm, xử lý nền cho dự án Mở rộng cảng quốc tế Yangon – cảng Thilawa– ký với một tổng thầu Nhật Bản. Chúng tôi sẽ bắt đầu thi công tại đây từ đầu năm 2016, kéo dài trong khoảng 8 tháng. Hiện tại FECON đã bắt đầu công tác vận chuyển vật liệu sang nước bạn, đồng thời đưa tới đây 20 kỹ sư, kỹ thuật viên để đảm bảo thi công đúng thời hạn với chất lượng tốt nhất.
Vậy chiến lược sắp tới của Fecon tại thị trường này là gì?
Ông Nguyễn Văn Thanh: Không chỉ gói thầu này, FECON đã hoàn thành các thủ tục thành lập công ty liên doanh với một công ty địa phương, lấy tên là FECON Rainbow. Dự kiến, tháng 1.2016, công ty sẽ chính thức ra mắt và đặt trụ sở tại TP Yangon – Myanmar.
Như bạn đã biết, Myanmar vừa hoàn thành cuộc bầu cử lịch sử với chiến thắng thuộc về phe dân chủ. Năm 2016 dự kiến sẽ là năm bùng nổ tại Myanmar với hàng loạt các dự án mở cửa, cải tổ đất nước trên nhiều phương diện: Công nghiệp, năng lượng, hạ tầng, bất động sản… và đó đều là những lĩnh vực mà FECON có ưu thế. Trong vòng khoảng 1-2 thập kỷ tới, Myanmar cần xây dựng hàng nghìn km đường cao tốc và các nhà máy nhiệt điện để cung cấp đủ nguồn điện cho sự phát triển của đất nước.
Chính vì thế, FECON Rainbow ra đời, sẽ tiếp cận các dự án trong các lĩnh vực như xây dựng cảng biển, xây dựng các khu nhà cao tầng, chung cư, xây dựng nhiệt điện, và các công trình hạ tầng khác.
Ngay bên cạnh cảng Thilawa mà chúng tôi sẽ tham gia thi công, đang hình thành một khu công nghiệp lớn, rộng đến 2.500 hecta với vốn đầu tư đến từ chính phủ Nhật Bản. Và đây sẽ là những dự án gần nhất mà chúng tôi hướng đến. Ngoài ra, FECON cũng đang theo đuổi một sự án nhiệt điện ở miền nam Myanmar.
Nhiều doanh nghiệp cũng từng xác định sẽ tham gia thị trường Myanmar nhưng sau đó đều rút lui. Cơ sở nào khiến Fecon lại tự tin như vậy?
Ông Nguyễn Văn Thanh: Myanmar là thị trường còn mới và còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn bắt đầu tham gia thị trường này, là cơ chế chính sách còn khá bảo thủ, chưa tiếp cận với chuẩn quốc tế do nền kinh tế khép kín trong thời gian quá dài.
Tiếp đến là cơ sở hạ tầng yếu, nguồn nhân công thiếu cả về lượng và chất, và cuối cùng là những khó khăn về cạnh tranh. Bắt đầu từ khoảng năm 2010, Myanmar đã là thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cả những nhà đầu tư Việt Nam.
Hiện tại, Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Myanamar, các doanh nghiệp Trung Quốc, Malaysia, Indornesia… hiện cũng đã có mặt tại đất nước hấp dẫn nhất Châu Á này và đây chính là những “đối thủ” cạnh tranh đáng gờm cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có FECON.
Tuy nhiên, dù đã khởi động khá lâu, nhưng phải cho đến thời điểm hiện tại, thị trường này mới thực sự sôi động với hàng loạt dự án mới, những nguồn đầu tư từ vốn FDI và đặc biệt là làn sóng vàng từ các doanh nghiệp Nhật Bản.
Đây chính là 1 lợi thế của FECON – khi hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản này đều đã là khách hàng, đối tác quen thuộc, truyền thống của chúng tôi trong suốt 10 năm qua tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, lựa chọn đối tác địa phương có đủ năng lực cũng là yếu tố cần và đủ để phòng ngừa rủi ro khi “đánh bắt xa bờ”, chúng tôi đã may mắn tìm được đối tác đồng quan điểm phát triển tại Myanmar.
Một lợi thế khiến FECON tự tin, chính là nguồn nhân lực mạnh, có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Công nghệ của FECON trong lĩnh vực xử lý nền – móng vượt trội hơn so với các doanh nghiệp địa phương và các nhà thầu Trung Quốc, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho các Chủ đầu tư có yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ .
Người đồng hành