Thanh tra việc kinh doanh vận tải: Đụng đâu, sai đó
"Đáng chú ý, Sở Giao thông Vận tải mặc dù đã chỉ ra nhiều sai phạm nhưng lại chưa tiến hành xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền,”
Tại báo cáo sơ bộ kết quả thanh tra hoạt động vận tải tỉnh Quảng Ninh trong tháng 5 vừa qua, ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hàng loạt sai phạm về điều kiện cấp phép, thiết bị giám sát hành trình, quản lý giám sát phương tiện và người lái còn lỏng lẻo...đã bị phát hiện.
“Đáng chú ý, Sở Giao thông Vận tải mặc dù đã chỉ ra nhiều sai phạm nhưng lại chưa tiến hành xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền,” ông Thạch Như Sỹ khẳng định.
Bỏ “quên” xử lý vi phạm
Theo báo cáo sơ bộ của Thanh tra Bộ Giao thông, nhiều bến xe trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được tiêu chí theo loại bến xe được công bố; chưa thực hiện báo cáo hệ số có khách bình quân; có nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ra vào bến không thuộc thẩm quyền của bến xe; có trường hợp không ghi đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của bến xe vào sổ nhật trình; có phương tiện không vào bến đón trả khách vẫn được xác nhận vào sổ nhật trình.
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, thanh tra Bộ cũng thừa nhận, các hãng xe có bộ phận an toàn giao thông được thành lập vẫn còn mang tính hình thức, chủ yếu là kiêm nhiệm nên không hoạt động thường xuyên, chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Dẫn chứng, trong văn bản báo cáo sơ bộ, đoàn thanh tra chỉ rõ, công tác quản lý, giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe của một số đơn vị còn lỏng lẻo, chưa ký đầy đủ hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho lái xe; thiết bị giám sát hành trình lắp đặt của một số cơ sở chưa đạt chuẩn chất lượng nên khó khăn trong công tác theo dõi hoạt động và trích xuất các dữ liệu hoạt động của phương tiện.
Đi sâu vào thanh tra Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, đơn vị quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải của địa phương, ông Sỹ cho biết, Thanh tra Bộ Giao thông đã phát hiện được nhiều sai sót trong cấp phép tuyến, lưu trữ phù hiệu hết hạn.
Cụ thể, đối với việc chấp thuận bổ sung khai thác tuyến, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh mới căn cứ vào văn bản thống nhất của Sở Giao thông Vận tải đầu tuyến phía bên kia, không dựa trên hệ số có khách bình quân. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải còn thiếu tài liệu hoặc nội dung tài liệu không đầy đủ theo quy định. Trong việc quản lý, cấp lại phù hiệu, trong hồ sơ không có báo cáo theo quy định của Thông tư 14/2010/TT-BGTVT; không lưu trữ phù hiệu đã hết hạn trong thời gian 6 tháng. Một số bến xe công bố lại chưa đảm bảo tiêu chí theo quy định.
Riêng quản lý điều kiện kinh doanh xe taxi, Thanh tra Bộ cũng nêu ra tồn tại, Sở Giao thông Quảng Ninh chưa thực hiện việc xác nhận, thông báo công khai việc đăng ký màu sơn, logo của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi.
“Nghiêm trọng hơn, qua công tác thanh kiểm tra, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh đã phát hiện được nhiều vi phạm về điều kiện kinh doanh nhưng lại chưa tiến hành xử lý vi phạm hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý,” ông Sỹ cho biết.
Tước phép kinh doanh, thu hồi phù hiệu
Với những kết quả sai phạm trên, ông Sỹ cho biết, Thanh tra Bộ Giao thông giao cho Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh xử phạt vi phạm hành chính hơn 57 triệu đồng đối với 11 đơn vị do các lỗi: Thiếu điều kiện kinh doanh, không đăng ký chất lượng dịch vụ, thiếu niêm yết chất lượng dịch vụ, thiếu hoặc lắp đặt đồng hồ tính tiền (xe taxi) không đúng quy định.
Ngoài ra, nhằm chấn chỉnh hoạt động xe khách theo đúng quy định các điều kiện kinh doanh, Thanh tra Bộ cũng “ủy quyền” cho Sở Giao thông Quảng Ninh tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải tới khi thực hiện đúng các quy định của 3 đơn vị gồm: Công ty Liên Doanh vận chuyển khách Quảng Ninh, Hợp tác xã dịch vụ vận tải Hồng Vân, doanh nghiệp tư nhân Tấn Khang.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cũng kiến nghị Sở Giao thông tỉnh Quảng Ninh tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 2 đơn vị Hợp tác xã Hạ Long và Hợp tác xã Đông Nam; thu hồi phù hiệu tuyến cố định và Sổ nhật trình chạy xe hoặc phù hiệu 128 xe taxi trong đó xe ngừng khai thác là 46 xe; phương tiện có thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo 45 xe; không đảm bảo điều kiện kinh doanh 36 xe...
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh các cuộc thanh tra là nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh vận tải, đảm bảo an toàn giao thông đồng thời loại bỏ các công ty nhỏ, không cho chạy tuyến đường dài.
“Công tác thanh tra này nhằm chỉ ra những việc làm được để tiếp tục phát huyđồng thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động kinh doanh bến xe ôtô khác,” Chánh Thanh tra Bộ Giao thông cho biết./.
“Đáng chú ý, Sở Giao thông Vận tải mặc dù đã chỉ ra nhiều sai phạm nhưng lại chưa tiến hành xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền,” ông Thạch Như Sỹ khẳng định.
Bỏ “quên” xử lý vi phạm
Theo báo cáo sơ bộ của Thanh tra Bộ Giao thông, nhiều bến xe trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được tiêu chí theo loại bến xe được công bố; chưa thực hiện báo cáo hệ số có khách bình quân; có nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ra vào bến không thuộc thẩm quyền của bến xe; có trường hợp không ghi đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của bến xe vào sổ nhật trình; có phương tiện không vào bến đón trả khách vẫn được xác nhận vào sổ nhật trình.
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, thanh tra Bộ cũng thừa nhận, các hãng xe có bộ phận an toàn giao thông được thành lập vẫn còn mang tính hình thức, chủ yếu là kiêm nhiệm nên không hoạt động thường xuyên, chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Dẫn chứng, trong văn bản báo cáo sơ bộ, đoàn thanh tra chỉ rõ, công tác quản lý, giám sát hoạt động của phương tiện, lái xe của một số đơn vị còn lỏng lẻo, chưa ký đầy đủ hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho lái xe; thiết bị giám sát hành trình lắp đặt của một số cơ sở chưa đạt chuẩn chất lượng nên khó khăn trong công tác theo dõi hoạt động và trích xuất các dữ liệu hoạt động của phương tiện.
Đi sâu vào thanh tra Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh, đơn vị quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải của địa phương, ông Sỹ cho biết, Thanh tra Bộ Giao thông đã phát hiện được nhiều sai sót trong cấp phép tuyến, lưu trữ phù hiệu hết hạn.
Cụ thể, đối với việc chấp thuận bổ sung khai thác tuyến, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh mới căn cứ vào văn bản thống nhất của Sở Giao thông Vận tải đầu tuyến phía bên kia, không dựa trên hệ số có khách bình quân. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải còn thiếu tài liệu hoặc nội dung tài liệu không đầy đủ theo quy định. Trong việc quản lý, cấp lại phù hiệu, trong hồ sơ không có báo cáo theo quy định của Thông tư 14/2010/TT-BGTVT; không lưu trữ phù hiệu đã hết hạn trong thời gian 6 tháng. Một số bến xe công bố lại chưa đảm bảo tiêu chí theo quy định.
Riêng quản lý điều kiện kinh doanh xe taxi, Thanh tra Bộ cũng nêu ra tồn tại, Sở Giao thông Quảng Ninh chưa thực hiện việc xác nhận, thông báo công khai việc đăng ký màu sơn, logo của các đơn vị kinh doanh vận tải bằng taxi.
“Nghiêm trọng hơn, qua công tác thanh kiểm tra, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh đã phát hiện được nhiều vi phạm về điều kiện kinh doanh nhưng lại chưa tiến hành xử lý vi phạm hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý,” ông Sỹ cho biết.
Tước phép kinh doanh, thu hồi phù hiệu
Với những kết quả sai phạm trên, ông Sỹ cho biết, Thanh tra Bộ Giao thông giao cho Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh xử phạt vi phạm hành chính hơn 57 triệu đồng đối với 11 đơn vị do các lỗi: Thiếu điều kiện kinh doanh, không đăng ký chất lượng dịch vụ, thiếu niêm yết chất lượng dịch vụ, thiếu hoặc lắp đặt đồng hồ tính tiền (xe taxi) không đúng quy định.
Ngoài ra, nhằm chấn chỉnh hoạt động xe khách theo đúng quy định các điều kiện kinh doanh, Thanh tra Bộ cũng “ủy quyền” cho Sở Giao thông Quảng Ninh tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải tới khi thực hiện đúng các quy định của 3 đơn vị gồm: Công ty Liên Doanh vận chuyển khách Quảng Ninh, Hợp tác xã dịch vụ vận tải Hồng Vân, doanh nghiệp tư nhân Tấn Khang.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ cũng kiến nghị Sở Giao thông tỉnh Quảng Ninh tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 2 đơn vị Hợp tác xã Hạ Long và Hợp tác xã Đông Nam; thu hồi phù hiệu tuyến cố định và Sổ nhật trình chạy xe hoặc phù hiệu 128 xe taxi trong đó xe ngừng khai thác là 46 xe; phương tiện có thiết bị giám sát hành trình không đảm bảo 45 xe; không đảm bảo điều kiện kinh doanh 36 xe...
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh các cuộc thanh tra là nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh vận tải, đảm bảo an toàn giao thông đồng thời loại bỏ các công ty nhỏ, không cho chạy tuyến đường dài.
“Công tác thanh tra này nhằm chỉ ra những việc làm được để tiếp tục phát huyđồng thời phát hiện các tồn tại, vướng mắc, vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động kinh doanh bến xe ôtô khác,” Chánh Thanh tra Bộ Giao thông cho biết./.
Trong thời gian từ tháng 5 đến cuối năm 2013, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định liên tỉnh và hoạt động của bến xe ôtô khách tại 7 tỉnh thành bao gồm: Quảng Ninh, Kiên Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Ngãi, Thái Bình, Đắk Lắk. |
Theo Việt Hùng