[Tin doanh nghiệp 26/11] Chiều lòng cổ đông lớn, Kinh Đô dự chi hơn 4 nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ
Chỉ sau 1 ngày, HĐQT Kinh Đô đã có công văn gửi tới ĐHCĐ nhằm thay đổi tờ trình ĐHCĐ bất thường sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới.
Ngày 26/11/2014, Quốc hội chính thức thông qua Luật doanh nghiệp sửa đổi với nhiều nội dung quan trọng. Nhìn chung, những quy định mới khiến doanh nghiệp có thể "dễ thở" hơn trong hoạt động kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh hạn chế được thu hẹp, nới quy định về con dấu, quy định chặt chẽ hơn về DNNN.... Môi trường kinh doanh của Việt Nam, vì vậy hi vọng được cải thiện hơn nữa trong mắt nhà đầu tư.
>> Xem thêm: Chỉ là doanh nghiệp Nhà nước khi Nhà nước nắm 100% vốn
Kinh Đô KDC có lẽ là công ty "chiều" cổ đông nhất, khi chỉ sau 1 ngày, HĐQT Kinh Đô đã có công văn gửi tới ĐHCĐ nhằm thay đổi tờ trình ĐHCĐ bất thường sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới. Cụ thể, thay vì kế hoạch mua vào 20 triệu cổ phiếu quỹ như HĐQT đã thống nhất trước đó, HĐQT quyết định trình phương án mua vào tới 75,5 triệu cổ phiếu quỹ, nâng số lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ lên 77 triệu đơn vị, tương đương 30% số lượng cổ phiếu phát hành. Với giá mua tối đa 60.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến số tiền mà KDC bỏ ra tối đa khoảng 4.500 tỷ đồng.
Thương hiệu Việt vẫn là nỗi trăn trở của không ít nhà quản lý và cả những doanh nhân tâm huyết. Một thực tế đáng buồn, theo ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược thương hiệu, Richard Moore Associaties là "hầu hết thương hiệu Việt tên tuổi bắt đầu bán hết rồi". Trong vòng xoáy của xu thế mua bán, sáp nhập trên toàn thế giới, các doanh nghiệp tên tuổi của nước ngoài đã không ngần ngại tìm kiếm và thâu tóm các thương hiệu Việt đình đám. Với Kinh Đô, mảng bánh kẹo đã được công ty này bán cho Kraft Foods với giá gần 780 triệu USD - là một trong những thương vụ lớn gần đây.
Một lần nữa, các doanh nghiệp sản xuất tôn, thép lại lên tiếng về vấn nạn tôn thép giả. Đây là vấn đề "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" - nhưng bao nhiêu năm qua vẫn chưa được xử lý triệt để. Theo các doanh nghiệp này, vấn nạn đang móc túi trực tiếp từ người tiêu dùng, và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp con số hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
PVX - anh cả của "họ" Xây lắp dầu khí trong một ngày đã công bố thoái vốn tại một loạt doanh nghiệp mà Tổng công ty này nắm giữ cổ phần, đồng thời có đại diện giữ ghế Chủ tịch HĐQT. Các doanh nghiệp bao gồm PXL, PVL, PFL và PID. Đáng lưu ý, việc thoái vốn dự kiến kết thúc trong năm nay, bằng giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Hiện, các cổ phiếu nói trên đang giao dịch với mức giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn Nam Long dự chi trên 100 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu đầu tư vào Công ty Nam Phan, bên cạnh việc chuyển đổi 39 tỷ đồng vốn góp theo hình thức BCC thành vốn cổ phần. Nam Long kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Nam Phan từ 76 đến 80%.
Sotrans khẳng định tiếp tục triển khai dự án đầu tư Cát Lái, đồng thời kiến nghị ông lớn SCIC xem xét chấp thuận và hỗ trợ ý kiến tư vấn về các hồ sơ, văn bản của dự án... Rõ ràng, tiếng nói của SCIC trong hoạt động kinh doanh của Sotrans tương đối có sức nặng.
>> Xem thêm: Chỉ là doanh nghiệp Nhà nước khi Nhà nước nắm 100% vốn
Kinh Đô KDC có lẽ là công ty "chiều" cổ đông nhất, khi chỉ sau 1 ngày, HĐQT Kinh Đô đã có công văn gửi tới ĐHCĐ nhằm thay đổi tờ trình ĐHCĐ bất thường sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới. Cụ thể, thay vì kế hoạch mua vào 20 triệu cổ phiếu quỹ như HĐQT đã thống nhất trước đó, HĐQT quyết định trình phương án mua vào tới 75,5 triệu cổ phiếu quỹ, nâng số lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ lên 77 triệu đơn vị, tương đương 30% số lượng cổ phiếu phát hành. Với giá mua tối đa 60.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến số tiền mà KDC bỏ ra tối đa khoảng 4.500 tỷ đồng.
Thương hiệu Việt vẫn là nỗi trăn trở của không ít nhà quản lý và cả những doanh nhân tâm huyết. Một thực tế đáng buồn, theo ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc Chiến lược thương hiệu, Richard Moore Associaties là "hầu hết thương hiệu Việt tên tuổi bắt đầu bán hết rồi". Trong vòng xoáy của xu thế mua bán, sáp nhập trên toàn thế giới, các doanh nghiệp tên tuổi của nước ngoài đã không ngần ngại tìm kiếm và thâu tóm các thương hiệu Việt đình đám. Với Kinh Đô, mảng bánh kẹo đã được công ty này bán cho Kraft Foods với giá gần 780 triệu USD - là một trong những thương vụ lớn gần đây.
Một lần nữa, các doanh nghiệp sản xuất tôn, thép lại lên tiếng về vấn nạn tôn thép giả. Đây là vấn đề "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" - nhưng bao nhiêu năm qua vẫn chưa được xử lý triệt để. Theo các doanh nghiệp này, vấn nạn đang móc túi trực tiếp từ người tiêu dùng, và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp con số hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm.
PVX - anh cả của "họ" Xây lắp dầu khí trong một ngày đã công bố thoái vốn tại một loạt doanh nghiệp mà Tổng công ty này nắm giữ cổ phần, đồng thời có đại diện giữ ghế Chủ tịch HĐQT. Các doanh nghiệp bao gồm PXL, PVL, PFL và PID. Đáng lưu ý, việc thoái vốn dự kiến kết thúc trong năm nay, bằng giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Hiện, các cổ phiếu nói trên đang giao dịch với mức giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu.
Tập đoàn Nam Long dự chi trên 100 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu đầu tư vào Công ty Nam Phan, bên cạnh việc chuyển đổi 39 tỷ đồng vốn góp theo hình thức BCC thành vốn cổ phần. Nam Long kỳ vọng sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Nam Phan từ 76 đến 80%.
Sotrans khẳng định tiếp tục triển khai dự án đầu tư Cát Lái, đồng thời kiến nghị ông lớn SCIC xem xét chấp thuận và hỗ trợ ý kiến tư vấn về các hồ sơ, văn bản của dự án... Rõ ràng, tiếng nói của SCIC trong hoạt động kinh doanh của Sotrans tương đối có sức nặng.
Đan Nguyên