Tổng giám đốc Viettel Global nói về chuyện “mang chuông đi đánh xứ người”
Dự kiến doanh thu viễn thông nước ngoài khoảng 30 – 40% doanh thu viễn thông trong nước, giai đoạn 2020 sẽ lớn gấp 2 – 3 lần trong nước, ước đạt 6 tỷ USD.
- 30-12-2014Bộ trưởng Quốc phòng xin giảm nộp ngân sách cho Viettel
- 25-12-2014Viettel đạt doanh thu gần 10 tỷ USD trong năm 2014
- 05-12-2014Viettel Global dự kiến đầu tư 1,8 tỷ USD vào mạng viễn thông tại Myanmar
- 23-11-2014Viettel Global: Lãi ròng 9 tháng đạt 1.536 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ
Ông Tào Đức Thắng – Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global) bắt đầu câu chuyện với chúng tôi về đầu tư và tham vọng ở thị trường nước ngoài của mình trong thời gian tới một cách đầy hứng khởi: “Viettel Global bắt đầu xúc tiến đầu tư ra nước ngoài từ năm 2006, tính đến nay (3/2014), Viettel Global đã và đang xúc tiến đầu tư sang 9 thị trường, trong đó 5 thị trường đã đi vào kinh doanh (Campuchia, Lào, Mozambique, Haiti, Đông Timor), 2 thị trường đang hoàn thiện xây dựng hạ tầng chuẩn bị khai trương (Peru, Cameroon), 1 thị trường mới nhận giấy phép đầu tư (Burundi), 1 thị trường đang khảo sát, đàm phán xin giấy phép (Tanzania)...”
Trong khi nhiều doanh nghiệp viễn thông quốc tế đánh giá cao thị trường Việt Nam, tại sao Viettel lại chọn mở rộng và phát triển thị trường nước ngoài?
Tôi cho rằng, thị trường Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, dân số đông, năng động và nhiều tiềm năng.Viễn thông trong nước là một trong những trụ phát triển mang lại doanh thu chính cho Viettel.
Tuy nhiên, viễn thông nước ngoài chính là 1 trong những chiến lược ưu tiên phát triển của Tập đoàn Viettel để duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Đi ra nước ngoài chính là cơ hội để Viettel có thể học hỏi kinh nghiệm cạnh tranh với các ông lớn viễn thông trên thế giới, từ đó giữ vững vị thế của Viettel tại Việt Nam.
Mải mê “chinh chiến” ở thị trường nước ngoài vậy Viettel có lo bị mất thị phần ở trong nước không, thưa ông?
Thực tế đã chứng minh, từ khi Viettel chính thức đầu tư ra nước ngoài vào năm 2006 đến nay, tăng trưởng của Viettel trong nước vẫn duy trì mức phát triển tốt qua các năm. Viettel vẫn duy trì là doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn nhất và nộp thuế nhiều nhất Việt Nam.
Theo ông khi đầu tư ra nước ngoài và những khó khăn và thuận lợi mà Viettel gặp phải khi đầu tư tại các thị trường này là gì? Và thế mạnh của Viettel tại các thị trường đó?
Viễn thông nước ngoài là 1 trong những chiến lược ưu tiên phát triển của Tập đoàn Viettel để duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Khó khăn đầu tiên mà bất cứ nhà đầu tư nào gặp phải khi đi ra nước ngoài chính là sự khác biệt về pháp luật, văn hóa và chế độ chính trị. Gần như đối với mỗi một thị trường mới, chúng tôi lại phải nghiên cứu tìm hiểu và có bước đi phù hợp, có những kinh nghiệm có thể thành công ở thị trường này nhưng có thể là thất bại ở thị trường khác.
Ở những nước này, việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới cũng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện địa lý cách trở dẫn đến việc vận chuyển thiết bị mất nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên, Viettel nhìn thấy thuận lợi từ khó khăn. Ở những thị trường mà ai cũng ngại khó và ngại xa thì đấy chính là đại dương xanh vì ít người quan tâm. Trong tổng số khoảng 30 nhà đầu tư viễn thông quốc tế, Viettel là là non trẻ nhất.
Do trưởng thành ở một thị trường đang phát triển và cạnh tranh như tại Việt Nam nên Viettel có nhiều kinh nghiệm để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các quốc gia đang phát triển trăn trở.
Điểm mạnh của chúng tôi ở những thị trường này chính là tính linh hoạt và sự sáng tạo. Nhờ tính linh hoạt rất đặc thù của người Việt Nam , Viettel quyết định rất nhanh, phản ứng rất nhanh trước các yêu cầu, các thay đổi. Với khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt của người Việt, Viettel ở Cam-pu-chia khác Viettel ở Lào, khác Viettel ở Mô-dăm-bích, khác Viettel ở Pê-ru... Viettel luôn có cách biến mình phù hợp với môi trường để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh đó, chúng tôi luôn tìm sự khác biệt. Viettel có triết lý khác hẳn. Các công ty quốc tế thường chỉ đầu tư ngắn hạn ở thị trường nước ngoài, chỉ đầu tư vào thành phố, giá cước cao, thu lợi nhuận mới đầu tư tiếp. Còn Viettel thì đầu tư dài hạn, đầu tư trước rồi mới kinh doanh, đầu tư rộng khắp lãnh thổ, cả ở vùng sâu, vùng xa, giá thấp hơn, phổ cập dịch vụ cho mọi người dân, hỗ trợ ngành giáo dục dùng internet miễn phí, hỗ trợ chính phủ, công an, quân đội... Những điều ấy đã tạo ra niềm tin.
Và còn nữa, trong ngành viễn thông, muốn cạnh tranh được thì phải có hạ tầng tốt hơn, băng thông rộng hơn đối thủ lớn nhất. Chúng tôi đã làm được điều đó. Tại các đất nước mà chúng tôi đầu tư đến, hạ tầng mạng lưới của Viettel luôn dẫn đầu về quy mô, chất lượng và góp phần đáng kể vào việc thay đổi diện mạo ngành viễn thông ở đấy.
… còn nữa
Viettel Global dự kiến đầu tư 1,8 tỷ USD vào mạng viễn thông tại Myanmar
Khánh Nhi (thực hiện)