Top 10 DN xuất khẩu thủy sản lớn nhất quý I/2014 – Doanh nghiệp tôm lên ngôi
Ngành cá tra khó khăn đã đẩy VHC ra khỏi vị trí số 2 các DN thủy sản lớn nhất. Xuất khẩu tôm tăng 88% đã giúp top 5 DN lớn ngành thuộc về DN tôm và 7/10 DN tôm có mặt trong top 10.
Theo số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2013. Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc mở rộng là những bạn hàng lớn nhất của ngành.
Ngoại trừ thị trường Nhật Bản, 3 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất khẩu thủy sản vào các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc mở rộng, EU đều có tốc độ tăng trưởng mạnh 18,5%~ 73,9% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là thị trường Mỹ (tăng 73,9%) và Hàn Quốc (tăng 55,7%).
Tính riêng cho từng mặt hàng, 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 789,1 triệu USD tôm các loại, tăng 87,9%, trong đó tôm chân trắng đạt 481,1 triệu USD, tăng 212% so với cùng kỳ năm trước; cá tra xuất đạt 408,6 triệu USD, tăng 5,2%; cá ngừ xuất 114,6 triệu USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước;…
Thống kê cho thấy, gần 75% giá trị xuất khẩu thuộc về 99 doanh nghiệp thủy sản, trong đó top 10 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất góp 27,9%.
Dẫn đầu vẫn là CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MCK: MPC) với tỷ lệ 5,92%, nếu tính luôn cả Minh Phú – Hậu Giang, một công ty con của MPC, kim ngạch xuất khẩu của MPC chiếm 8,76% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, tương đương 144,7 triệu USD. Giá trị xuất khẩu và vị trí của Minh Phú – Hậu Giang đã tăng khá mạnh so với thời điểm cuối năm 2013 (từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4).
Tiếp sau MPC là CTCP Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 59,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,6% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Xếp thứ 3, 5 lần lượt là Thủy sản Quốc Việt – Quoc Viet Co., LTD với giá trị xuất khẩu đạt hơn 50 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,03% và CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau – CASES với giá trị xuất 43,9 triệu USD, chiếm 2,66% tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.
Như vậy, top 5 doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản đều thuộc về doanh nghiệp Tôm. Điều này không khó dự đoán khi kim ngạch xuất khẩu Tôm 3 tháng đầu năm tăng gần 88% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tôm chân trắng tăng hơn 200%.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2014, giá trị xuất khẩu trong tháng 3 đã giảm 1,1% so với tháng 3/2013. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tôm đã đẩy doanh nghiệp cá ra khỏi top 5 doanh nghiệp lớn của ngành.
CTCP Vĩnh Hoàn (MCK: VHC) – nữ hàng cá tra đã rớt từ vị trí thứ 2 vào cuối năm 2013 xuống vị trí thứ 6 với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2014 đạt 41,1 triệu USD, chiếm tỷ lệ 2,49%.
Tổng hợp giá trị xuất khẩu thủy sản của CTCP XNK Thủy sản An Giang (MCK: AGF) và CTCP Hùng Vương (MCK: HVG) 3 tháng đầu năm đạt 70,4 triệu USD, cao hơn VHC, chiếm tỷ trọng 4,26% giá trị xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Nếu tính VHG, AGF và các công ty thành viên là một nhóm, có thể xem Hùng Vương và công ty thành viên dẫn đầu xuất khẩu ngành cá. Tuy nhiên, nếu loại trừ theo tỷ lệ sở hữu của VHG với AGF, VHC vẫn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra – ba sa lớn nhất hiện nay.
Ngoại trừ thị trường Nhật Bản, 3 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất khẩu thủy sản vào các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc mở rộng, EU đều có tốc độ tăng trưởng mạnh 18,5%~ 73,9% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là thị trường Mỹ (tăng 73,9%) và Hàn Quốc (tăng 55,7%).
Tính riêng cho từng mặt hàng, 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 789,1 triệu USD tôm các loại, tăng 87,9%, trong đó tôm chân trắng đạt 481,1 triệu USD, tăng 212% so với cùng kỳ năm trước; cá tra xuất đạt 408,6 triệu USD, tăng 5,2%; cá ngừ xuất 114,6 triệu USD, giảm 25,6% so với cùng kỳ năm trước;…
Thống kê cho thấy, gần 75% giá trị xuất khẩu thuộc về 99 doanh nghiệp thủy sản, trong đó top 10 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất góp 27,9%.
Dẫn đầu vẫn là CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MCK: MPC) với tỷ lệ 5,92%, nếu tính luôn cả Minh Phú – Hậu Giang, một công ty con của MPC, kim ngạch xuất khẩu của MPC chiếm 8,76% tổng giá trị xuất khẩu của ngành, tương đương 144,7 triệu USD. Giá trị xuất khẩu và vị trí của Minh Phú – Hậu Giang đã tăng khá mạnh so với thời điểm cuối năm 2013 (từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4).
Tiếp sau MPC là CTCP Thủy sản Sóc Trăng – Stapimex với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt 59,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,6% tổng giá trị xuất khẩu của ngành. Xếp thứ 3, 5 lần lượt là Thủy sản Quốc Việt – Quoc Viet Co., LTD với giá trị xuất khẩu đạt hơn 50 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3,03% và CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau – CASES với giá trị xuất 43,9 triệu USD, chiếm 2,66% tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản.
Như vậy, top 5 doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản đều thuộc về doanh nghiệp Tôm. Điều này không khó dự đoán khi kim ngạch xuất khẩu Tôm 3 tháng đầu năm tăng gần 88% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt tôm chân trắng tăng hơn 200%.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tiếp tục đối mặt với khó khăn trong năm 2014, giá trị xuất khẩu trong tháng 3 đã giảm 1,1% so với tháng 3/2013. Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tôm đã đẩy doanh nghiệp cá ra khỏi top 5 doanh nghiệp lớn của ngành.
CTCP Vĩnh Hoàn (MCK: VHC) – nữ hàng cá tra đã rớt từ vị trí thứ 2 vào cuối năm 2013 xuống vị trí thứ 6 với giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2014 đạt 41,1 triệu USD, chiếm tỷ lệ 2,49%.
Tổng hợp giá trị xuất khẩu thủy sản của CTCP XNK Thủy sản An Giang (MCK: AGF) và CTCP Hùng Vương (MCK: HVG) 3 tháng đầu năm đạt 70,4 triệu USD, cao hơn VHC, chiếm tỷ trọng 4,26% giá trị xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Nếu tính VHG, AGF và các công ty thành viên là một nhóm, có thể xem Hùng Vương và công ty thành viên dẫn đầu xuất khẩu ngành cá. Tuy nhiên, nếu loại trừ theo tỷ lệ sở hữu của VHG với AGF, VHC vẫn là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra – ba sa lớn nhất hiện nay.
Q. Nguyễn
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: