MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp] ĐHCĐ Nhựa Tiền Phong: Xem xét rút dự án tại Lào

19-04-2014 - 10:46 AM | Doanh nghiệp

Trong đó 30% bằng tiền mặt, 30% bằng cổ phiếu.

Ngày 19/04/2014, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã CK: NTP) tổ chức ĐHCĐ thường niên 2014.

8h45, đại hội bắt đầu. Tham dự đại hội có 173 cổ đông, 24 ủy quyền đại diện cho 85,78% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Năm 2014 đặt kế hoạch LNTT 393 tỷ - tăng 5%

Ông Trần Bá Phúc – chủ tịch HĐQT báo cáo tình hình hoạt động năm 2013 và kế hoạch năm 2014.

Năm 2013, sản lượng bán hàng đạt 48.324 tấn – tăng 1% so với năm 2012 và vượt 1% kế hoạch. Doanh thu đạt 2.440 tỷ - tăng 5% với với năm 2012, lợi nhuận trước thuế cũng tăng 1% và đạt 372 tỷ. HĐQT trình ĐHCĐ kế hoạch chia tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt là 30% vốn điều lệ trong đó đợt 1 đã trả vào tháng 12/2013 với tỷ lệ 15%.

Phát biểu tại ĐHCĐ, Kế toán trưởng NTP cho biết:

Doanh thu 2013 tăng nhẹ. Tỷ suất LNG tăng từ 33% lên 35% cho thấy quá trình tái cấu trúc chi phí đã giảm được một số chi phí ước tính khoảng 50 tỷ. Chi phí tài chính giảm 42% tương đương 17 tỷ. Chi phí bán hàng tăng do chính sách làm sạch thị trường và mở rộng thị phần. LNST 290 tỷ hợp nhất.

LN của Công ty nhựa tiền phong miền Trung là sử dụng biện pháp kỹ thuật vì công ty này mới hoạt động 3 tháng, chưa để lợi nhuận.

“Tính chung năm 2013, công ty trả cổ tức 60% trong đó 30% bằng tiền và 30% bằng cổ phiếu.”

Tháng 09/2013, công ty đã khánh thành nhà máy sản xuất ống nhựa của Công ty TNHH Nhựa Tiền Phong miền Trung tại khu công nghiệp Nam Cấm- Nghệ An. Các tháng cuối năm 2013, công ty TNHH Nhựa Tiền Phong miền trung đã đi vào sản xuất đạt được doanh thu là 37,5 tỷ đồng. Từ năm 2014 sẽ cho nhà máy này hoạt động hết công suất để tận dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Khu kinh tế.

Năm 2014, đánh giá sự cạnh tranh trên thị trường nhựa sẽ rất quyết liệt do cung cao hơn cầu, công ty đặt kế hoạch sản lượng bán hàng 52.500 tấn – tăng 8% so với năm 2013 trong đó nhà máy nhựa Tiền Phong Hải Phòng sản xuất 42.300 tấn, nhà máy nhựa Tiền Phong miền Trung sản xuất 10.200 tấn. Doanh thu kế hoạch là 2.650 tỷ - tăng 8% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế kế hoạch là 393 tỷ - tăng 5%.

Dự kiến mức cổ tức bằng tiền năm 2014 là 25% vốn điều lệ (vốn điều lệ mới)

Năm 2014, công ty cũng lên kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất ống HDPE DN 1400- DN2000 với vốn đầu tư 100 tỷ đồng, dây chuyền sản xuất ống HDPE 2 vách DN200-DN800 với vốn đầu tư 50 tỷ.

Về phần các công ty liên doanh liên kết, công ty cũng đặt kế hoạch cụ thể cho năm 2014 như sau:

- CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam: sản lượng 9.500 tấn – tăng 29%, doanh thu 420 tỷ - tăng 35%, lợi nhuận trước thuế 35 tỷ - tăng 17%.

- Công ty Liên doanh Nhựa Tiền Phong – SMP Lào: sản lượng 650 tấn – tăng 20%, doanh thu 36 tỷ - tăng 14%, lợi nhuận trước thuế 2,1 tỷ - tăng 40%.

- CTCP bao bì Tiền Phong: sản lượng 14,72 triệu bao – tăng 5%, doanh thu 89 tỷ - tăng 5%, lợi nhuận trước thuế 4,2 tỷ - tăng 9%.

Kết quả kinh doanh quý I/2014

Công ty cũng công bố KQKD qúy I/2014 với sản lượng đạt 13.080 tấn – tăng 13% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 570 tỷ - tăng 8% trong đó doanh thu từ nhà máy Tiền phong Hải phòng là 515 tỷ, từ nhà máy Tiền Phong miền Trung là 55 tỷ. Lợi nhuận trước thuế quý I/2014 đạt 78 tỷ - giảm 8% so với quý I/2013.

Phát hành 13 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ

Hiện tại, số cổ phiếu đang lưu hành của NTP là 43.337.996 cổ phiếu. Cơ cấu cổ đông chiếm phần lớn là tổ chức với tỷ lệ 80,27% trong đó tổ chức trong nước chiếm 39,62% và tổ chức nước ngoài chiếm 40,65%.

Tại ĐHCĐ lần này, HĐQT trình ĐHCĐ kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 30% từ 433,4 tỷ lên 563,4 tỷ bằng phương thức phát hành cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển.

Theo đó, khối lượng dự kiến phát hành là 13.001.398 cổ phiếu được phát hành cho tất cả các cổ đông. Tỷ lệ thực hiện là 30% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 30 cổ phiếu mới).

10h30, đại hội bước vào phần thảo luận


Trên thương trường, trong 2, 3 năm trở lại đây NTP đang tăng trưởng chậm dần trong khi BMP đang vượt qua toàn diện từ sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và thể hiện rõ nhất là giá cổ phiếu trên sàn. Đó là điều khiến cổ đông “buồn”. Mong Ban lãnh đạo làm quyết liêt để giành lại vị trí.


Trả lời:

Trong các năm qua, thị trường miền bắc chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Phía nam cũng cạnh tranh nhưng thị trường đó ổn định hơn, được phân chia vùng miền ranh giới với phân khúc rõ nét. Còn miền bắc bức tranh hơi khác. Năm 2013, nhiều đối thủ trước đây chỉ SX 1 mặt hàng là ống nhựa chịu nhiệt nhưng giờ họ đầu tư SX cả HDPE và PVC cạnh tranh quyết liệt với NTP. Họ dùng mọi phương thức thủ đoạn để xâm nhập vào đường bán hàng của NTP. Cuối 2013, 1 DN ở THái Nguyên đầu tư 1 lúc 4 dây chuyền của châu Âu SX cả HDPE và PVC.


Để đối phó với sự cạnh tranh đó, bảo vệ thị trường và thị phần, chúng tôi đã dùng nhiều biện pháp, quan trọng nhất là tăng chi phí chiết khấu cho hệ thống bán hàng phân phối sản phẩm, tăng chi phí khuyến mại. Bên cạnh đó, chúng tôi tăng chiết khấu 3% cho những đại lý chỉ bán hàng của NTP. Đối thủ cũng cạnh tranh bằng chính sách đó. Hệ thống phân phối của NTP có 4 trung tâm với hàng nghìn đại lý, đơn vị bán hàng. Đối thủ xâm nhập, đưa hàng của họ vào đại lý của NTP. Năm 2013, chi phí bán hàng của NTP đã tăng vọt là vì vậy.  Năm 2012, chi phí chiết khấu là 170 tỷ, 2013 là 254 tỷ. 

Những năm trước, chi trả cổ tức của NTP rất cao trong khi vẫn đầu tư phát triển xây dựng như ở Dương Kinh, ở miền Trung nên phải vay vốn ngân hàng tài trợ cho vốn lưu động. Nhựa Bình Minh có chính sách cổ tức thấp hơn NTP rất nhiều, lợi nhuận để lại cao nên hầu như không phải vay ngân hàng, chi phí tài chính thấp, giúp cho chỉ tiêu kinh doanh của họ đạt được cao hơn.
Chúng tôi phấn đấu hết năm 2016 kết thúc đầu tư ở Dương Kinh, lúc đó toàn bộ nguồn lực dồn vào hoạt động kinh doanh sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Đó là sự tích lũy cho dài hạn.

Dự án liên doanh bên Lào hoạt động như thế nào? Có lãi không, đóng góp bao nhiêu cho NTP?
Công ty này đã SX từ 2010, chiếm 51% vốn. Đây là thị trường rất nhỏ bé, không ăn thua gì cả. Họ cũng chịu sự chi phối của hàng hóa THái Lan nên chúng ta đầu tư vào đây không hiệu quả. 2 năm đầu thua lỗ, giờ đã có lãi nhưng không đáng kể. HĐQT dự tính thu hồi vốn về, dừng thị trường Lào.

Có nghe về dự án làm nhà máy nhựa ở miền Nam. Tình hình triển khai như thế nào?
DA phía Nam là CTCP Nhựa tiền phong miền Nam hoạt động ở Bình Dương từ 2009. Năm qua đã thu được một số kết quả nhất định. NĂm 2012, LN của công ty này là 27 tỷ, 2013 là 34 tỷ. Như vậy cũng là hiệu quả.

Hiện nay ở Việt Nam có dự án HDPE DN2000 chưa hay chúng ta là người tiên phong làm dự án này?

Ở Việt Nam hiện nay chủng loại ống lớn nhất là ống 1200 (BMP có 1 dây chuyền, NTP có 1 dây chuyền). CÒn ống trên 1200 thì VN chưa có nhưng giờ nhu cầu ống này đang xuất hiện và ngày càng nóng bỏng. DA đường ống dẫn nước từ Hòa Bình về HN của Vinaconex đã 5 lần vỡ ống (sử dụng ống cốt sợi thủy tinh). Loại ống này không bền, xu hướng là chuyển sang ống HDPE. Ở VN chưa SX, nếu dùng thì Vinaconex phải nhập ngoại. Đón đầu xu hướng của Vinaconex cũng như các dự án của Chính Phủ, NTP quyết định đầu tư dự án để SX. Nếu chúng ta không đầu tư mà để BMP đi trước thì NTP lại là người đi sau.

Tổng giám đốc trả lời:

Không nên so sánh NTP và BMP vì sự sụt giảm về chỉ tiêu kinh doanh nằm trong chiến lược dài hạn của NTP. NTP lùi một bước tiến 2 bước. Việc đầu tư dài hạn có độ trễ khiến cho doanh thu và lợi nhuận chưa tăng trưởng theo được. Nhưng về dài hạn thì đây là một chiến lược đúng. Năng lực SX thông qua các dự án đã gần hoàn thành của NTP thì mọi người đã thấy trong khi BMP bây giờ mới bắt đầu tiến hành mở rộng đầu tư. 

Thậm chí, chỉ tiêu tăng trưởng LN, doanh thu năm nay của NPT cao hơn BMP. Quan trọng hơn cả vẫn là quyền lợi của cổ đông được đảm bảo. Tái cơ cấu danh mục đầu tư trong thời gian tới thì HĐQT sẽ có trao đổi và quyết định.

Dự án số 2 An Đà ở trạng thái như thế nào?

Ông Đặng Quốc Dũng - Ủy viên thường trực Hội đồng đầu tư: Tiền Phong phía Nam có lãi và thị trường phía Nam cũng tiềm năng. Nhưng kế hoạch từ nay đến 2016, chiếm lĩnh 10% thị phần phía nam.


Về DA số 2 An Đà, ông Dũng cho biết đã đến bước phê duyệt quy hoạch 1/500, đang gửi trình thành phố. Mức độ đầu tư của NTP vào DA này chưa đáng kể. Chi phí mới ở phần thuê tư vấn nước ngoài xây dựng ý tưởng thôi, còn chưa có chi phí nào khác. Sauk hi được duyệt quy hoạch, công ty sẽ có những phương án về tài chính và đầu tư, xin ý kiến cổ đông bằng văn bản. Hy vọng đầu tháng t5/2014, NTP chính thức được thành phố phê duyệt DA.

Có thể sáp nhập NTP và BMP thành 1 công ty thành một công ty lớn độc quyền?

Ông Nguyễn Chí Thành – đại diện vốn của SCIC tại NTP: SCIC đã nghiên cứu phương án này từ 4 năm trước. Trong chiến lược trình Chính phủ thời gian tới thì SCIC cũng đưa vấn đề này ra trong đề án tái cơ cấu ngành nhựa. Nhưng điều này không thuộc phạm trù trong ĐHCĐ lần này. Dù sao cũng phải có một đề án đầy đủ chứ chưa thể trả lời có hay không.


Chủ tịch: SCIC và cổ đông Thái Lan đều là cổ đông lớn của NTP và BMP. Trong đề án phát triển ngành nhựa Việt Nam của Bộ Công thương và SCIC cũng đề cập. Nhưng NTP và BMP có những đường lối phát triển riêng. NTP và BMP là cạnh tranh nhưng quan hệ tốt đẹp, không đối đầu nhau vì nếu đối đầu sẽ bất lợi cho cả 2 phía. Chúng tôi đã gặp gỡ nhau nhiều lần.


TGĐ: NTP và BMP có sự khác biệt. Trong nhiều năm nay, BMP không phải nặng lòng về cơ sở SX vì họ làm ở khu công nghiệp Sóng Thần trong khi NTP đang phải SX trong một diện tích nhỏ. Lãnh đạo thấy sự cần thiết phải có sự phát triển nên quyết định Nam tiến. Sauk hi Nam tiến, chuyển sang Dương Kinh với mảnh đất gấp 5 lần ở An Đà. Thương hiệu NTP vĩnh viễn đi vào lòng người dân Việt Nam nên không chỉ dừng lại ở miền Bắc mà phải ở cả Bắc, Trung, Nam.

Về việc tái cơ cấu, chủ tịch HĐQT nói: “cách đây 2 năm, Nhựa Tiền Phong miền Nam tăng vốn điều lệ, còn chúng ta đang tập trung cho Dương Kinh và miền Trung nên nguồn lực không dành cho miền Nam nữa, tỷ lệ sở hữu giảm từ 51% xuống còn 37%. Ngay từ lúc đó, cổ đông lớn là Red River Holding đặt vấn đề phải nâng tỷ lệ sở hữu tại miền Nam lên 60%. Giờ tôi thấy có thể đã đến thời cơ vì Nhựa tiền phong miền Nam đang hoạt động hiệu quả. Chúng tôi sẽ ghi nhận và suy nghĩ về việc “thâu tóm” Nhựa tiền phong miền Nam. Chúng tôi phải xem xét phương án hiệu quả, sẽ xin ý kiến thêm.”
t

Hải Minh

trangntm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên