[Tuần 10/11 - 15/11] Các "ông lớn" đua nhau báo lãi
Ngoài ra, IPO Vietnam Airlines cũng như kế hoạch cổ phần hóa Vinalines cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Đến thời hạn công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm, cuối tuần vừa qua, các doanh nghiệp đã đồng loạt công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh nhìn chung khả quan so với cùng kỳ.
Vingroup lãi sau thuế từ hoạt động kinh doanh chính 3.427 tỷ đồng sau 9 tháng. Tính riêng trong quý 3, hoạt động kinh doanh của tất cả các thương hiệu Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinmec đều đóng góp mạnh mẽ vào mức tăng trưởng doanh thu chung của Tập đoàn. Doanh thu chuyển nhượng bất động sản chủ yếu được ghi nhận từ việc tiếp tục bàn giao các căn hộ tại hai dự án Times City và Royal City với tổng giá trị là 6.144 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80% tổng doanh thu quý.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) báo lãi 316 tỷ đồng riêng quý 3, tăng gần 13% so với cùng kỳ. Tổng tài sản cuối quý 3 của tập đoàn giảm 13% do Ngân hàng Bảo Việt chính thức không còn là công ty con của Tập đoàn.
Với Masan, 9 tháng đầu năm, Mỏ Núi Pháo đã mag lại gần 2 nghìn tỷ đồng doanh thu, tương đương 18% doanh thu của toàn Tập đoàn. Được biết, mỏ Núi Pháo bắt đầu có doanh thu từ tháng 3 năm nay.
Lợi nhuận của Masan Group tính theo phương pháp pro forma trong 9 tháng đầu năm đạt 1.015 tỷ đồng. Hiện MSN chưa công bố con số lợi nhuận chính thức.
Nhựa Bình Minh báo lãi gần 80 tỷ đồng quý 3 và 271 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, xấp xỉ con số cùng kỳ. BMP là một trong các doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính. Nợ phải trả chỉ ở mức 10,5% giá trị tổng tài sản.
Vinaconex cũng có kết quả kinh doanh khởi sắc với khoản lợi nhuận 9 tháng đạt 239 tỷ đồng, gấp đôi con số cùng kỳ. Đáng chú ý, tăng trưởng lợi nhuận của Vinaconex bắt nguồn từ việc giảm mạnh chi phí tài chính, đồng thời tăng khoản thu nhập từ công ty liên kết liên doanh. Trong 9 tháng đầu năm, do việc chuyển nhượng 70% cổ phần của Xi măng Cẩm Phả cho Viettel khiến doanh thu thuần và chi phí tài chính 9 tháng đầu năm giảm mạnh.
"Ông vua thua lỗ" PVX bất ngờ báo lãi quý 3 với khoản lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ lên tới 150 tỷ đồng nhờ được hoàn nhập 126 tỷ đồng dự phòng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Khoản lãi quý 3 không đủ xóa lỗ, 9 tháng đầu năm công ty vẫn lỗ ròng 258 tỷ đồng, phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ 205 tỷ đồng.
ITA - Tân Tạo đạt mức lợi nhuận khởi sắc nhờ hoạt động cho thuê nhà xưởng, kho bãi. 9 tháng đầu năm, ITA lãi ròng 97 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ. Mặc dù vậy, EPS của công ty vẫn ở mức khiêm tốn, vỏn vẹn 136 đồng/cổ phiếu.
PVDrilling bão lãi 1.923 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, tăng 38% so với cùng kỳ và chính thức vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm với tỷ lệ 17%.
Thủy sản Hùng Vương dự kiến cầm cố cổ phiếu các công ty con, công ty liên kết liên doanh mà HVG đang sở hữu để phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm nay. Số tiền thu được HVG dự kiến sẽ sử dụng vào việc mua tích trữ nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản. Thủy sản Hùng Vương cũng vừa công bố ý định tham gia vào ngành tôm và kỳ vọng sẽ có đạt được vị thế tốt trong thị trường mới mẻ này.
IPO Vietnam Airlines là một sự kiện thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Như dự đoán trước đó của VCSC - Chứng khoán Bản Việt, 2 nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng cổ phiếu khủng của Vietnam Airlines là Techcombank và Vietcombank, đồng thời cũng là "chủ nợ" của Tổng công ty. Sau buổi đấu giá, Techcombank đã phát đi thông báo chính thức về việc sở hữu 25,8 triệu cổ phiếu VNA.
Doanh nghiệp Nhà nước khác là Vinalines cũng vừa ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, triển khai cổ phần hóa, đấu giá cổ phần của Tập đoàn này tại HNX theo chương trình cổ phần hóa Vinalines đã được phê duyệt.
Vingroup lãi sau thuế từ hoạt động kinh doanh chính 3.427 tỷ đồng sau 9 tháng. Tính riêng trong quý 3, hoạt động kinh doanh của tất cả các thương hiệu Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinmec đều đóng góp mạnh mẽ vào mức tăng trưởng doanh thu chung của Tập đoàn. Doanh thu chuyển nhượng bất động sản chủ yếu được ghi nhận từ việc tiếp tục bàn giao các căn hộ tại hai dự án Times City và Royal City với tổng giá trị là 6.144 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 80% tổng doanh thu quý.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) báo lãi 316 tỷ đồng riêng quý 3, tăng gần 13% so với cùng kỳ. Tổng tài sản cuối quý 3 của tập đoàn giảm 13% do Ngân hàng Bảo Việt chính thức không còn là công ty con của Tập đoàn.
Với Masan, 9 tháng đầu năm, Mỏ Núi Pháo đã mag lại gần 2 nghìn tỷ đồng doanh thu, tương đương 18% doanh thu của toàn Tập đoàn. Được biết, mỏ Núi Pháo bắt đầu có doanh thu từ tháng 3 năm nay.
Lợi nhuận của Masan Group tính theo phương pháp pro forma trong 9 tháng đầu năm đạt 1.015 tỷ đồng. Hiện MSN chưa công bố con số lợi nhuận chính thức.
Nhựa Bình Minh báo lãi gần 80 tỷ đồng quý 3 và 271 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, xấp xỉ con số cùng kỳ. BMP là một trong các doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính. Nợ phải trả chỉ ở mức 10,5% giá trị tổng tài sản.
Vinaconex cũng có kết quả kinh doanh khởi sắc với khoản lợi nhuận 9 tháng đạt 239 tỷ đồng, gấp đôi con số cùng kỳ. Đáng chú ý, tăng trưởng lợi nhuận của Vinaconex bắt nguồn từ việc giảm mạnh chi phí tài chính, đồng thời tăng khoản thu nhập từ công ty liên kết liên doanh. Trong 9 tháng đầu năm, do việc chuyển nhượng 70% cổ phần của Xi măng Cẩm Phả cho Viettel khiến doanh thu thuần và chi phí tài chính 9 tháng đầu năm giảm mạnh.
"Ông vua thua lỗ" PVX bất ngờ báo lãi quý 3 với khoản lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ lên tới 150 tỷ đồng nhờ được hoàn nhập 126 tỷ đồng dự phòng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Khoản lãi quý 3 không đủ xóa lỗ, 9 tháng đầu năm công ty vẫn lỗ ròng 258 tỷ đồng, phần lỗ thuộc cổ đông công ty mẹ 205 tỷ đồng.
ITA - Tân Tạo đạt mức lợi nhuận khởi sắc nhờ hoạt động cho thuê nhà xưởng, kho bãi. 9 tháng đầu năm, ITA lãi ròng 97 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ. Mặc dù vậy, EPS của công ty vẫn ở mức khiêm tốn, vỏn vẹn 136 đồng/cổ phiếu.
PVDrilling bão lãi 1.923 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, tăng 38% so với cùng kỳ và chính thức vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm với tỷ lệ 17%.
Thủy sản Hùng Vương dự kiến cầm cố cổ phiếu các công ty con, công ty liên kết liên doanh mà HVG đang sở hữu để phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu vào cuối năm nay. Số tiền thu được HVG dự kiến sẽ sử dụng vào việc mua tích trữ nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản. Thủy sản Hùng Vương cũng vừa công bố ý định tham gia vào ngành tôm và kỳ vọng sẽ có đạt được vị thế tốt trong thị trường mới mẻ này.
IPO Vietnam Airlines là một sự kiện thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Như dự đoán trước đó của VCSC - Chứng khoán Bản Việt, 2 nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng cổ phiếu khủng của Vietnam Airlines là Techcombank và Vietcombank, đồng thời cũng là "chủ nợ" của Tổng công ty. Sau buổi đấu giá, Techcombank đã phát đi thông báo chính thức về việc sở hữu 25,8 triệu cổ phiếu VNA.
Doanh nghiệp Nhà nước khác là Vinalines cũng vừa ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, triển khai cổ phần hóa, đấu giá cổ phần của Tập đoàn này tại HNX theo chương trình cổ phần hóa Vinalines đã được phê duyệt.
Đan Nguyên