VCCI: Doanh nghiệp tiếp tục "kêu" về các thủ tục thuế, hải quan
Ngành thuế và hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế đất nước, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng doanh nghiệp.
Tại hội nghị “Đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuế và hải quan” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/11, hàng loạt vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp phía Nam về chính sách đã và sắp ban hành thuộc lĩnh vực thuế và hải quan đã được đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp "mổ xẻ," đưa ra những kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Hiệu quả cải cách chưa cao
Tại hội nghị, ông Cao Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết trong thời gian qua, một số văn bản về thủ tục thuế, hải quan đã được ban hành mới, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung nhằm tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành thuế, hải quan, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng đến mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí.
Bên cạnh đó, các chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, hải quan là một trong những vấn đề quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính đang được Chính phủ chú trọng.
Ngoài ra, việc điều chỉnh chính sách là phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như thực hiện đầy đủ các cam kết trong những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, theo khảo sát về mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với lĩnh vực thuế, hải quan, do VCCI thực hiện và công bố tại hội nghị cho thấy, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong các văn bản pháp luật cũng như khâu triển khai chưa đồng bộ thủ tục hoàn thuế, chế độ hạch toán, thiếu đồng bộ thông tin lệ phí tờ khai, thông quan tự động chưa thật sự phát huy hiệu quả tích cực...
Mặt khác, nền kinh tế cả nước trong chín tháng năm 2014 tăng trưởng đạt 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng có đến 57.000 doanh nghiệp giải thể trên cả nước, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập không đáng kể. Trong số các doanh nghiệp, chỉ 29% doanh nghiệp kinh doanh có lãi và số doanh nghiệp đạt giá trị gia tăng thông qua thuế chỉ chiếm 24%.
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng ngành thuế và hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế đất nước, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng doanh nghiệp.
Vì vậy, trong tình hình cả doanh nghiệp lẫn ngành tài chính đang gặp nhiều khó khăn, làm sao để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm, vừa hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo thực thi pháp luật là những vấn đề cấp thiết đòi hỏi ngành thuế, hải quan phải giải quyết cũng như đưa ra những giải pháp thiết thực để hoạt động hiệu quả hơn.
Linh hoạt tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
Đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính trong ngành thuế, hải quan, ông Nguyễn Thái Linh, Tổng Giám đốc Công ty Giấy vi tính Liên Sơn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng Bộ Tài chính cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành các thông tư, quyết định mới và triển khai áp dụng, đồng thời cần có lộ trình cải cách và khung pháp lý phù hợp.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành một số thông tư không phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có thông tư chưa kịp thực thi, lại có thông tư, quyết định, văn bản còn sửa đổi bổ sung nhiều hoặc có thông tư tuổi thọ chỉ kéo dài một năm. Điều này gây lãng phí thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi pháp luật.
Một trong những cải cách thủ tục hành chính mà ngành thuế, hải quan đang tích cực đẩy mạnh là việc ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) vào quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ứng dụng mới này được triển khai ở hầu hết các cục hải quan và chi cục hải quan trên cả nước, đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí hơn so với trước đây.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tại một số địa phương hạ tầng viễn thông của hải quan chưa hoàn thiện, đường truyền Internet bị nghẽn, làm chậm việc thông quan nên ngành hải quan cam kết thông quan chỉ mất 30 giây là khó đảm bảo thực hiện được và không phù hợp với thực tiễn.
Bên cạnh đó, sự kết nối giữa cơ quan hải quan địa phương với kho bạc, ngân hàng thương mại chưa được khai thông nên doanh nghiệp vẫn mất thời gian và gặp khó khăn khi mở tờ khai, nộp tiền rồi những vẫn chưa được cập nhật dẫn đến tình trạng nộp chậm, bị phạt.
Liên quan đến những vướng mắc của doanh nghiệp, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho rằng hiện việc ban hành và đưa chính sách vào thực tiễn đời sống vẫn còn một số điểm yếu cơ bản, chưa thể khắc phục ngay nên không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp mà còn tác động đến lợi ích quốc gia. Do đó, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan luôn được Bộ Tài chính xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Tuy nhiên, trong khi chờ hoàn thiện các thông tư, quyết định và văn bản pháp luật, cơ quan thuế, hải quan, cần chủ động đẩy mạnh những giải pháp phù hợp với khuôn khổ pháp luật, dưới sự hỗ trợ của Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đánh giá cao những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp khu vực phía Nam, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cam kết những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp sẽ được tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện các thông tư, quyết định và văn bản pháp luật về cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan trong thời gian tới.
Hiệu quả cải cách chưa cao
Tại hội nghị, ông Cao Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết trong thời gian qua, một số văn bản về thủ tục thuế, hải quan đã được ban hành mới, thay thế hoặc sửa đổi bổ sung nhằm tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành thuế, hải quan, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng đến mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí.
Bên cạnh đó, các chính sách mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, hải quan là một trong những vấn đề quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính đang được Chính phủ chú trọng.
Ngoài ra, việc điều chỉnh chính sách là phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng như thực hiện đầy đủ các cam kết trong những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.
Tuy nhiên, theo khảo sát về mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với lĩnh vực thuế, hải quan, do VCCI thực hiện và công bố tại hội nghị cho thấy, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong các văn bản pháp luật cũng như khâu triển khai chưa đồng bộ thủ tục hoàn thuế, chế độ hạch toán, thiếu đồng bộ thông tin lệ phí tờ khai, thông quan tự động chưa thật sự phát huy hiệu quả tích cực...
Mặt khác, nền kinh tế cả nước trong chín tháng năm 2014 tăng trưởng đạt 5,8% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng có đến 57.000 doanh nghiệp giải thể trên cả nước, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập không đáng kể. Trong số các doanh nghiệp, chỉ 29% doanh nghiệp kinh doanh có lãi và số doanh nghiệp đạt giá trị gia tăng thông qua thuế chỉ chiếm 24%.
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng ngành thuế và hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nền kinh tế đất nước, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng doanh nghiệp.
Vì vậy, trong tình hình cả doanh nghiệp lẫn ngành tài chính đang gặp nhiều khó khăn, làm sao để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm, vừa hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo thực thi pháp luật là những vấn đề cấp thiết đòi hỏi ngành thuế, hải quan phải giải quyết cũng như đưa ra những giải pháp thiết thực để hoạt động hiệu quả hơn.
Linh hoạt tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp
Đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính trong ngành thuế, hải quan, ông Nguyễn Thái Linh, Tổng Giám đốc Công ty Giấy vi tính Liên Sơn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng Bộ Tài chính cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành các thông tư, quyết định mới và triển khai áp dụng, đồng thời cần có lộ trình cải cách và khung pháp lý phù hợp.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành một số thông tư không phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có thông tư chưa kịp thực thi, lại có thông tư, quyết định, văn bản còn sửa đổi bổ sung nhiều hoặc có thông tư tuổi thọ chỉ kéo dài một năm. Điều này gây lãng phí thời gian, chi phí và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi pháp luật.
Một trong những cải cách thủ tục hành chính mà ngành thuế, hải quan đang tích cực đẩy mạnh là việc ứng dụng công nghệ thông tin hệ thống thông quan điện tử (VNACCS/VCIS) vào quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ứng dụng mới này được triển khai ở hầu hết các cục hải quan và chi cục hải quan trên cả nước, đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí hơn so với trước đây.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tại một số địa phương hạ tầng viễn thông của hải quan chưa hoàn thiện, đường truyền Internet bị nghẽn, làm chậm việc thông quan nên ngành hải quan cam kết thông quan chỉ mất 30 giây là khó đảm bảo thực hiện được và không phù hợp với thực tiễn.
Bên cạnh đó, sự kết nối giữa cơ quan hải quan địa phương với kho bạc, ngân hàng thương mại chưa được khai thông nên doanh nghiệp vẫn mất thời gian và gặp khó khăn khi mở tờ khai, nộp tiền rồi những vẫn chưa được cập nhật dẫn đến tình trạng nộp chậm, bị phạt.
Liên quan đến những vướng mắc của doanh nghiệp, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho rằng hiện việc ban hành và đưa chính sách vào thực tiễn đời sống vẫn còn một số điểm yếu cơ bản, chưa thể khắc phục ngay nên không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp mà còn tác động đến lợi ích quốc gia. Do đó, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan luôn được Bộ Tài chính xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Tuy nhiên, trong khi chờ hoàn thiện các thông tư, quyết định và văn bản pháp luật, cơ quan thuế, hải quan, cần chủ động đẩy mạnh những giải pháp phù hợp với khuôn khổ pháp luật, dưới sự hỗ trợ của Bộ Tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đánh giá cao những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp khu vực phía Nam, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn cam kết những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp sẽ được tiếp thu, nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện các thông tư, quyết định và văn bản pháp luật về cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan trong thời gian tới.
Theo Mỹ Phương