Vinatex và PVN liên kết nội bộ để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho Dệt may
Theo thông tin từ Bộ Công thương, tháng 7/2014, Dệt may đã vượt qua điện thoại, trở thành ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
- 24-07-2014Ngành dệt và ngành may: Vòng tròn cần nút mở!
- 23-07-2014Ngành dệt trong nước "loay hoay" tìm đầu ra
- 19-07-2014XK dệt may 6 tháng đầu năm tăng mạnh, 6 tháng cuối năm hụt đơn hàng có đáng ngại?
Tháng 7 so với cùng kỳ, sản lượng quần áo mặc thường ước dạt 266 triệu cái – tăng 4,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 30,1 triệu m2 – tăng 20,2%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 71,6 triệu m2 – tăng 19,1%.
Tính chung 7 tháng, quần áo mặc thường tăng 10,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 18,7%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 3,2%.
Dệt may đã vượt qua điện thoại, trở thành ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Tháng 7/2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 2,1 tỷ USD – tăng 11,1% so với tháng trước và tăng 17,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tháng 7 đạt 1,6 tỷ USD.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 11,48 tỷ USD – tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trao đổi và bàn các giải pháp liên kết nội bộ khối để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các bên, đặc biệt là trong việc sản xuất xơ, sợi Polyester cung ứng cho Dệt may nhằm giảm bớt nhập khẩu, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa cho hàng dệt may xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng.
Hải Minh