Doanh nhân chuyển tiền cho đối tác thì phát hiện tài khoản có 34 tỷ đồng bất ngờ bị khóa, ngân hàng thông báo: Số tiền này là của chúng tôi
Chuyển tiền bằng tài khoản của chính mình nhưng lại bị ngăn cản, người đàn ông Trung Quốc ngỡ ngàng không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
- 09-01-2025Ông lão gửi tiết kiệm 103 tỷ đồng, sau 1 năm phát hiện tài khoản 0 đồng dù chưa từng rút tiền: Ngân hàng khẳng định ‘‘chính ông là người tất toán’’
- 07-01-2025Người phụ nữ bỗng nhận 70 tỷ đồng từ tài khoản lạ, đến ngân hàng kiểm tra, nhân viên khẳng định: Đây là tiền của cô!
- 07-01-2025Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3,4 tỷ đồng, 5 năm sau còn 0 đồng lại bị tố lừa đảo, tòa án phán quyết: Ngân hàng phải chịu 100% trách nhiệm
Người đàn ông họ Hoàng sống ở thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc là một doanh nhân làm ăn lớn, có nhiều đối tác kinh doanh và nhiều nguồn tiền đổ về tài khoản. Cũng vì vậy mà ông trở thành khách hàng vip của một ngân hàng tại địa phương, còn được ngân hàng này tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục để giúp ông giao dịch thuận tiện hơn.
Cho đến một lần chuyển tiền cho đối tác, ông Hoàng phát hiện tài khoản có 10 triệu NDT (khoảng 34 tỷ đồng) của mình bất ngờ bị đóng băng và không thể thực hiện được giao dịch. Ông Hoàng vô cùng bất ngờ, vì đây chỉ là giao dịch chuyển tiền như bình thường, không có bất cứ vấn đề sai phạm nào cả. Đặc biệt, người đàn ông này cũng không được thông báo nào từ phía ngân hàng.
Khi đến chi nhánh ngân hàng thường giao dịch, ông Hoàng càng thêm tức giận khi nhân viên ngân hàng không thể trả lời một cách rõ ràng vấn đề của ông. Thậm chí, người này còn nói với ông phải lên trụ sở chính để giải quyết vấn đề tài khoản bị khóa và tiền bị đóng băng. Không còn cách nào khác, ông Hoàng đành đến trụ sở chính để tiếp tục hỏi về vấn đề này. Tại đây, người phụ trách nhanh chóng giải thích cho ông Hoàng nguyên nhân thực sự khiến tài khoản của ông bị khóa.
Theo đó, ngân hàng cho biết nhân viên họ Trần, người đại diện pháp lý trước đây của ông Hoàng đang nợ ngân hàng mà ông mở tài khoản số tiền 30 triệu tệ (khoảng 103 tỷ đồng). Khoản nợ đã quá hạn rất lâu nhưng người đại diện họ Trần vẫn liên tục xin lùi thời gian và hứa sẽ trả khi có tiền chuyển khoản về tài khoản công ty. Tuy nhiên, trên thực tế người này chỉ là người đại điện, toàn bộ nguồn tiền và việc điều hành công ty do ông Hoàng phụ trách.
Khi thấy tài khoản công ty nhận được một khoản tiền chuyển khoản 10 triệu NDT (khoảng 34 tỷ đồng), chi nhánh ngân hàng thành phố Giang Môn đã tiến hành đóng băng tài khoản này mà không báo trước. Lúc này, nhân viên phụ trách của ngân hàng còn thẳng thừng tuyên bố: “Đây vốn là tiền của chúng tôi”.
Ông Hoàng đương nhiên không chấp nhận lời giải thích này, vì đó là số tiền mà khách hàng chuyển cho ông, không hề liên quan đến người họ Trần kia. Ngoài ra, ông Hoàng cho biết bản thân không hề hay biết về khoản nợ lớn của người đại diện họ Trần. Phía ngân hàng vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình và nói với ông Hoàng việc phong tỏa quỹ tài khoản tuân thủ đúng quy định nội bộ của ngân hàng. Người phụ trách còn cho ông Hoàng xem các quy định liên quan đến hệ thống của các ngân hàng thương mại, để chứng minh số tiền đó lẽ ra phải thuộc về ngân hàng.
Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, không bên nào chịu nhượng bộ, ông Hoàng đã xin ý kiến của luật sư và báo với cơ quan chức năng, mong có thể đòi lại được số tiền của mình. Sau khi tìm hiểu thông tin từ các bên, luật sư cho biết, tranh chấp nợ nần giữa ngân hàng và người đại diện họ Trần không hề liên quan đến ông Hoàng, bởi tài khoản ngân hàng vẫn là của công ty và công ty do ông Hoàng điều hành. Về mặt pháp lý mà nói, ông Hoàng chỉ là bên thứ 3 ngoài vụ án.
Mặc dù ngân hàng có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như thu hồi nợ, nhưng theo Điều 73 của Luật Ngân hàng Thương mại Trung Quốc, ngân hàng không được phép tự ý đóng băng tài khoản của cá nhân hoặc tổ chức khi chưa có quyết định của cơ quan tư pháp. Nếu việc làm này gây ra thiệt hại cho khách hàng, cụ thể trong trường hợp của ông Hoàng là chậm trễ thanh toán tiền cho đối tác, ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trả lãi suất chậm thanh toán.
Chỉ khi có quyết định của tòa án, ngân hàng mới được phép đóng băng tài khoản toàn bộ số tiền trong tài khoản của người vay nợ họ Trần. Trong vụ việc này, ngân hàng đã bỏ qua bước xin quyết định nói trên, tự ý đóng băng tài khoản mà không thông báo cho chính chủ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người không hề liên quan đến sự việc là ông Hoàng.
Xét theo tính chất của vụ việc, cơ quan chức năng và các bộ phận liên quan đề xuất hai bên tiến hành hòa giải, tránh kiến tụng gây tốn kém thời gian, nhân lực và cả tiền bạc. Cuối cùng, ngân hàng đồng ý mở lại tài khoản cho ông Hoàng với tất cả số tiền 10 triệu NDT cho ông, bên cạnh đó còn phải bồi thường thêm một khoản chi phí vì đã gây ra rắc rối không đáng có cho vị khách hàng này. Sau khi tài khoản được giải tỏa, ông Hoàng cũng ngay lập tức chuyển tiền cho đối tác để hoàn thành công việc đang dang dở.
(Theo 163 news)
Đời sống pháp luật