MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nhân Việt đi toàn cầu hóa: Ở nước ngoài, mình chính là “Tây”!

Doanh nhân Đỗ Cao Bảo kể lại một câu chuyện đi toàn cầu hóa ở công ty mình để chứng minh rằng Việt Nam có thể “thắng Tây”, hoàn toàn có thể vượt Thái Lan với GDP danh nghĩa vào năm 2050 (không cần đến GDP theo ngang giá sức mua) nếu đi đúng hướng và tiến thẳng vào nền kinh tế số.

Vài năm trước, trong số các thị trường nước ngoài mà FIS (Công ty Hệ thống thông tin FPT) nhắm đến thì Bangladesh là khó tiếp cận và khó khai thác nhất cho đến khi những người FPT phát hiện ra chiến lược mới. "Mình chính là Tây” là lời của Tô Mạnh Tuấn – Trưởng văn phòng FIS tại đây, nói với ông Đỗ Cao Bảo khi còn ở Bangladesh.

Tô Mạnh Tuấn chia sẻ: “Cũng giống như người Việt Nam, người Bangladesh cũng nể, sợ và tôn trọng người nước ngoài. Sang đây, mình là người nước ngoài, có nghĩa rằng là mình chính là "Tây". Chưa kể tập đoàn mình (FPT) lớn, lớn nhất Asean, không những là Tây mà là Tây xịn!”.

Vì phát hiện mới này mà các lãnh đạo FPT khi sang Bangladesh đều được dặn dò “mình là ông chủ” và “phải nói và làm như ông chủ, thế mới được việc”. Chỉ trong một thời gian ngắn, người FPT đã rất am hiểu văn hoá, thói quen, luật pháp, thông lệ kinh doanh, tôn giáo của Bangladesh, một yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công khi xúc tiến kinh doanh ở một quốc gia.

Sau này FPT cũng thắng lớn ở thị trường này, vượt mặt hàng loạt công ty “Tây” khác với 4 gói thầu lớn trị gần 60 triệu USD, tương đương 1.350 tỷ đồng. Tô Mạnh Tuấn nói: “Ở Bangladesh, nhiều công ty coi FPT là một tập đoàn toàn cầu lớn, luôn đề xuất và mong muốn được làm thầu phụ cho FPT”.

Chia sẻ về phát hiện thú vị này, ông Đỗ Cao Bảo khẳng định: Chỉ có nghĩ mình là TÂY, mà là TÂY xịn, mình ngang với Âu - Mỹ - Nhật thì mới có thể dám đối đầu, cạnh tranh sòng phẳng, chào giải pháp và giá cả tương đương với TÂY và vì thế mới có cơ hội thắng TÂY và có lợi nhuận bằng TÂY”.

Cũng vì thế, khi đọc báo cáo của PwC dự báo Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế trong top 20 thế giới vào năm 2050 theo GDP ngang giá sức mua, ông Đỗ Cao Bảo cho rằng “điều kỳ diệu có thể xảy ra” nếu như “Việt Nam đi đúng hướng về thể chế, mô hình kinh tế, kèm theo sự đồng lòng, nỗ lực cao độ, biết khai thác tối đa thế mạnh, khắc phục điểm yếu và đi thẳng vào nền kinh tế số”.

Trước những bình luận cho rằng Việt Nam khó có thể vượt qua Thái Lan chứ nói gì đến Canada, Italia, doanh nhân này cho rằng mô hình dự báo kinh tế của PwC là khoa học và bản thân PwC thuộc nhóm Big4 là những tổ chức uy tín. Bên cạnh đó, ông Bảo nhận xét: “Nếu tính GDP theo cách thông thường thì đến năm 2050 Việt Nam vẫn vượt Thái Lan, Philippines và là nền kinh tế lớn thứ 24 trên thế giới (xếp hạng của PwC là GDP theo ngang giá sức mua)”.

Linh Bùi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên