Đây là cách giới trẻ đang thay đổi cả ngành motor phân khối lớn
Harley-Davidson (hãng sản xuất xe môtô lâu đời nhất Hoa Kỳ) và Honda (nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới từ Nhật Bản) đang đặt hi vọng vào những chiếc xe nhỏ gọn hơn, giá cả phải chăng hơn.
- 06-07-2017Vì sao Đài Loan đông xe máy nhất thế giới nhưng vẫn không tắc đường?
- 18-03-2016Bí quyết hút khách của hãng xe máy lâu đời nhất thế giới
- 02-10-2011Cấm xe máy nội thành: Thử nhìn sang Trung Quốc
- 03-03-2011WSJ nói về sự trỗi dậy của nền kinh tế xe máy Việt Nam
Đối với Fed Pacheco, hành trình từ 1 người đam mê xe phân khối lớn đến sở hữu 1 chiếc xe thực sự rất dài.
Không lâu sau khi di cư từ Venezuela, Pacheco đã có lần được người chú chở đi trên chiếc Suzuki Boulevard và có ấn tượng mạnh về chuyến đi ở Texas. Vài năm sau đó, anh quyết định tham gia khóa học về lái xe và lấy được bằng lái xe mô tô. Tuy nhiên, phải đến khi Honda giới thiệu chiếc xe Rebel 500 mới vào tháng 11 năm ngoái, chàng trai 27 tuổi cuối cùng mới thực sự đầu tư một chiếc xe.
Anh nói “Thành thật mà nói, tôi bắt đầu bị ám ảnh về điều đó,: “Đã đến lúc lên đường” và tôi nghĩ “Bạn biết gì không? Đó có thể không phải là một điều điên rồ”. Pacheco đã dõi theo một trong những cửa hàng mở bán dòng xe Rebel của Honda đầu tiên trên thị trường và đã tới một đại lý tại New Jersey, bước vào và trả 6.800 USD cho chiếc xe mới vẫn còn nguyên trong hộp vận chuyển.
Với giá khởi điểm 6.000 USD, chiếc Rebel 500 của Honda nhắm tới khách hàng mục tiêu là giới trẻ và những người lái xe lần đầu
Honda Rebel là chiếc mới nhất trong một loạt những mẫu xe mới chuyên dành cho những tay lái lần đầu tiên mà hầu hết các công ty trong ngành công nghiệp xe máy đã dồn dập tung ra trong thời gian gần đây. Chúng nhỏ hơn, nhẹ hơn và có giá cả phải chăng hơn. Những chiếc xe này được thiết kế để thu hút thế hệ Millennials ( những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000). Nếu tất cả đi theo kế hoạch, hướng đi này sẽ mở ra 1 thời kỳ mới kéo dài ít nhất 50 năm cho các công ty như là Harley-Davidson.
Mark Hoyer, tổng biên tập của tạp chí Cycle World nói “Đó không chỉ là những chiếc motor mới, đó còn là cả một lối suy nghĩ mới. Nhà sản xuất đang bán đi những ý niệm về một phong cách sống. Đó là một sự dịch chuyển về văn hóa và xây dựng lại thương hiệu cho toàn ngành công nghiệp mô tô”.
Doanh số motor bán ra đã giảm mạnh kể từ sau khủng hoảng kinh tế.
Sau khi đạt đỉnh 716.268 chiếc được bán ra, doanh số xe máy tại Mỹ bắt đầu sụt giảm nhanh chóng. Theo thống kê của Hội đồng Công nghiệp mô tô, tại thời điểm suy thoái, số lượng xe motor tiêu thụ giảm 41% trong năm 2009 và 14% vào năm 2010. Điều này cũng dễ hiểu bởi xe máy là thứ hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, và ngay cả trong nền kinh tế đang phát triển khỏe mạnh thì các cửa hàng xe máy vẫn có thể gặp khó khăn. Thậm chí trong thời điểm hiện nay, khi thị trường chứng khoán của Mỹ đã tăng trưởng trở lại và ngành công nghiệp ô tô công bố 2017 là năm có doanh thu tốt nhất thì lượng khách hàng đến các cửa hàng xe motor vẫn còn thấp. Trong năm 2016, khách hàng Mỹ mua 371.403 xe mới, tức chỉ đạt doanh số khoảng một nửa so với một thập kỷ trước đó.
Ngoài ra thị trường motor còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc dân số. Năm 2003 chỉ có khoảng một phần tư số người đi motor là từ 50 tuổi trở lên. Đến năm 2014, tỷ lệ tăng lên mức gần 50%. Thị trường xe máy đã và đang trong giai đoạn bão hòa. Các nhà sản xuất rất cần những khách hàng mớii và thế hệ Millennials là đối tượng tiềm năng nhất. Không chỉ đông đảo hơn thế hệ X (thuật ngữ chỉ các thế hệ sinh ra ở giai đoạn 1964-1980) mà thế hệ này còn hứa hẹn mang lại những lợi ích lâu dài, nghĩa là các doanh nghiệp sẽ không cần phải tiếp tục thay thế sản phẩm nữa.
Chiếc xe Street 500 của Harley-Davidson.
Năm 2010, các nhà sản xuất đã tạo ra một sự thay đổi chiến lược. Các nhà sản xuất cần một sự mới mẻ trên thị trường. Ông Lee Edmunds, giám đốc bộ phận tiếp thị xe motor của Honda nói “Mọi người đều đang cố gắng làm điều tương tự. Họ đều nhận ra rằng họ cần phải làm tăng lượng khách hàng mới”
Harlry-Davidson dẫn đầu trào lưu thay đổi, đơn giản bởi vì đây là hãng lớn nhất và cũng có nguy cơ bị thiệt hại nhiều nhất. Từ năm 2006 đến 2010 số lượng xe phân khối lớn của Harley được đăng ký ở Mỹ đã giảm gần một nửa.
Các hãng motor ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào những khách hàng cao tuổi.
Được giới thiệu vào năm 2013, mẫu Street 500 giống như một chiếc Harley thông thường với chỗ ngồi khá thấp so với mặt đất. Tuy nhiên giá trọn gói chỉ dưới 7.000 USD và động cơ có dung tích 500cc sẽ không khiến ai bị thức giấc bởi tiếng gầm rú. Dòng xe Street 500 nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong các trường dạy lái xe của Harley, nơi đào tạo khoảng 65.000 người lái xe motor mỗi năm.
Anoop Prakash, giám đốc của công ty tiếp thị Mỹ nói “Một yêu cầu được đặt ra là phải phù hợp hơn với môi trường đô thị. Trước Street chúng tôi tin tưởng chắc chắn và biết rằng nhiều lái xe sẽ bắt đầu với một thương hiệu khác”
Vào cùng khoảng thời gian đó, Kawasaki đã tung ra thị trường mẫu Ninja 300, phiên bản khác của một loại xe thể thao nổi tiếng của hãng. Ninja 300 có phong cách khá mạnh mẽ mặc dù sử dụng một động cơ nhỏ hơn và giá chỉ khoảng 5000 USD, tăng thêm 300 USD nếu có thêm hệ thống phanh chống bó cứng.
Năm 2014, hãng Ducati tung ra chiếc Scrambler vốn là sự hồi sinh của một thương hiệu phụ đã từng được hãng xe này sản xuất năm 1974. Phiên bản đương đại với một động cơ 803cc, cho phép người dùng tùy chỉnh với những phụ kiện bán kèm.
Khoảng một năm sau, BMW cho ra mắt chiếc G310R, một phiên bản nhỏ gọn có trọng lượng chỉ 350 pound của mẫu xe nổi tiếng trước đó. Với giá niêm yết 4.750 USD, thậm chí chiếc xe này còn rẻ hơn so với lắp thêm 1 bộ da cừu merino màu khói trắng cho các mẫu ô tô BMW 7-series.
Xe G310R của BMW chỉ có giá 4.750 USD.
Cuối cùng, Honda tung ra dòng xe Rebel mà Pacheco say mê. Pacheco là nhà đồng sáng lập của công ty marketing Hungry Studio. Công việc của anh là tìm hiểu điều mà một thương hiệu đại diện và một sản phẩm hướng tới. Cuối cùng, Honda đã có tác động mạnh tới anh hơn so với Harley Davidson. “Tôi cảm thấy rất thích thú với nó” anh giải thích.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc nền công nghiệp thay đổi đột ngột hướng tới phục vụ khách hàng trẻ tuổi có thể là hơi muộn. Trong nhiều năm liền, người ta chỉ đơn giản là tiếp tục chế tao ra những chiếc xe lớn hơn, mạnh mẽ hơn. Ông Edmunds của Honda cho biết “Trước đây những chiếc xe trở nên phức tạp hơn, tốn kém hơn và đáng sợ hơn. Trong một thời gian dài các hãng sản xuất luôn làm điều đó vì thế hệ baby boomer đã tạo nên một thị trường quá rộng lớn”.
Tuy nhiên, loại xe mới nhỏ gọn hơn đã nhanh chóng trở thành một mảng kinh doanh đầy hứa hẹn mới. Giữa năm 2011 và năm 2016, doanh số xe máy có động cơ nhỏ hơn 600cc tăng trưởng 11,8%, trong khi những chiếc xe phân khối lớn hơn và mạnh mẽ hơn chỉ đạt 7,4%.
Trong năm đầu tiên khi dòng xe Scrambler được giới thiệu ra thị trường, Ducati bán được 15.000 chiếc, đóng góp 28% tổng doanh thu. “Những tay đua không coi chiếc Scrambler như một biểu tượng của Ducati. Họ xem nó như một điều hoàn toàn mới mẻ”, Chinnock nói.