Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt hơn 823.000 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt hơn 823.000 tỷ đồng, bằng 112% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ; giá trị nộp ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng.
- 16-06-2024Nhiều giải pháp gỡ khó cho ngành thép
- 16-06-2024Đằng sau cây cầu vượt cạn hơn 400 tỷ dài nhất tỉnh Thanh Hóa
- 16-06-2024Lợi nhuận VNPT năm 2023 giảm hơn 40%, cầm 1,8 tỷ USD gửi ngân hàng hưởng lãi 8 tỷ đồng/ngày
Chiều 15/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp Nhà nước, có chủ đề “Doanh nghiệp Nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế."
Cùng dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và hơn 150 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước.
Báo cáo tại Hội nghị, thu ngân sách Nhà nước 5 tháng ước đạt 52,8% dự toán năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính chung 5 tháng tăng 16,6% so với cùng kỳ; xuất siêu 8,01 tỷ USD. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 ước tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực, dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Trong kết quả chung của cả nước có đóng góp quan trọng của DNNN.
Riêng năm 2023, tổng doanh thu của các DNNN đạt hơn 1,652 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; lợi nhuận hơn 125.000 tỷ đồng. Trong đó, 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DNNN là hơn 166.000 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt hơn 823.000 tỷ đồng, bằng 112% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ; giá trị nộp ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng.
riêng năm 2023, tổng doanh thu của các DNNN đạt hơn 1,652 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; lợi nhuận hơn 125.000 tỷ đồng. Trong đó, 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của khu vực DNNN là hơn 166.000 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt hơn 823.000 tỷ đồng, bằng 112% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ; giá trị nộp ngân sách nhà nước ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn còn thua lỗ; kết quả giải ngân vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn chưa đạt kế hoạch; tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen... chưa được xem xét, ưu tiên; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của các doanh nghiệp Nhà nước còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, năm 2024 là năm có ý nghĩa tăng tốc, hết sức quan trọng đối với việc thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025. Các DNNN phải luôn xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, DNNN là lực lượng quan trọng nòng cốt đối với nhiệm vụ phát triển KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn. Đồng thời, tiếp tục triển khai hiệu quả các đề án cơ cấu lại, chiến lược phát triển; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài.
Mong muốn mỗi ngành có một DN như Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông quân đội (Viettel); mỗi địa phương có một DN như Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu DNNN thực hiện 5 tiên phong.
Cụ thể gồm: tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng và làm chủ KH-CN trong thời đại công nghiệp 4.0. Tiên phong trong hội nhập quốc tế và đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả. Tiên phong trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đi đôi với tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tiên phong trong nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá để phát triển đất nước, trong đó có phát triển DN, phát triển KT-XH đi đôi với làm an sinh xã hội. Tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị thông minh trong phát triển DN.
Cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN; sát sao, hỗ trợ, phối hợp và đồng hành cùng DN, trong đó có DNNN, trên tinh thần "nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật".
Các bộ, ngành có cơ chế đặc thù đặt hàng DNNN; xác định rõ cơ quan đại diện chủ sở hữu cho một số DN quy mô lớn. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DN. Đồng thời, có một số ưu đãi về tài chính, thủ tục hành chính, gắn với vai trò, trách nhiệm của DNNN.
Xem xét có gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ DN, nhất là DN "đầu đàn", DN dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như: chip, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư lớn, trọng điểm… Chính phủ luôn luôn cầu thị, lắng nghe kiến nghị của DN, trong đó có DNNN.
An ninh tiền tệ