Độc chiêu "căn cứ hải quân di động" trên biển của Mỹ
Một nhà thầu quân sự Mỹ đề xuất tái sử dụng các giàn khoan dầu bị bỏ không, biến chúng thành căn cứ tiếp tế cho hải quân nước này ở Thái Bình Dương, theo đài RT ngày 25-4.
- 26-04-2024100 tỷ USD và 270 ngày đếm ngược: TikTok bị Mỹ ép bán mình nhưng ai có thể mua được ‘con quái vật’ này?
- 26-04-2024Tỷ lệ sinh ở Mỹ xuống mức thấp nhất trong 45 năm
- 26-04-2024TikTok phản ứng cứng rắn, quyết "lành làm gáo, vỡ làm muôi" với lệnh ép bán mình của Mỹ?
"Mục tiêu của chúng tôi ở đây là tìm ra giải pháp cho những vấn đề đầy thách thức liên quan đến năng lực ở Tây Thái Bình Dương: Không đủ đơn vị, không đủ tên lửa, không đủ khả năng duy trì hiện diện tàu ở vị trí tiền phương" - chuyên gia Dave Zook của Công ty Gibbs & Cox (Mỹ) chia sẻ với Naval News.
Gibbs & Cox đã trình bày khái niệm Nền tảng phòng thủ/Kho di động (MODEP) tại triển lãm quốc phòng Sea Air Space 2024 ở thủ đô Washington vào đầu tháng này.
Khái niệm MODEP đề cập "một căn cứ đảo nổi đồ sộ" có khả năng duy trì "khoảng cách lý tưởng so với bờ biển" và hoạt động độc lập trong gần 6 tháng. MODEP sẽ được cấu hình thành căn cứ tiếp tế hoặc một điểm phóng tên lửa.
Hải quân Mỹ hiện thiếu khả năng nạp lại các bệ phóng tên lửa trên biển. MODEP có thể giải quyết vấn đề này bằng cách trang bị 2 cần cẩu, mỗi chiếc có khả năng nâng vật nặng tối đa 100 tấn.
Phiên bản căn cứ MODEP có thể chứa đến 512 Hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) hoặc 100 Hệ thống phóng tên lửa lớn (LML). MODEP còn có khả năng "giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến khí tài đất liền", Gibbs & Cox khẳng định.
Nhật Bản được cho là đang cân nhắc sử dụng MODEP để thay thế chương trình phòng thủ tên lửa Aegis Ashore đã khai tử.
Cả 2 biến thể của MODEP đều có khả năng di chuyển với vận tốc 5-8 knot để bao phủ khoảng 200 hải lý/ngày và hoạt động ổn định trong môi trường sóng cao đến 20 m.
Theo Gibbs & Cox, hiện có 6 dàn khoan dầu thương mại có thể được chuyển đổi để sử dụng cho mục đích quân sự, với chi phí tương đối thấp trong một quá trình kéo dài vỏn vẹn 2 năm.
Người lao động