MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đọc sách: Nhìn được nội tâm chính mình, hiểu được bề ngoài thế giới

13-05-2021 - 15:20 PM | Sống

Đọc sách: Nhìn được nội tâm chính mình, hiểu được bề ngoài thế giới

Bạn được đi học sớm là tốt, nhưng chưa bao giờ là quá muộn. Khi còn trẻ, bằng cấp là tấm giấy thông hành bước chân vào xã hội. Nhưng khi trưởng thành rồi, đọc sách mới là thứ quyết định tầm nhìn của bạn.

Tôi đã từng đọc qua một cuốn sách nói về một nhóm người đã thay đổi vận mệnh của mình nhờ đọc 100 cuốn sách. Đây đúng là chứng minh tốt nhất cho câu: "Đọc sách là cách ít tốn chi phí nhất để thay đổi vận mệnh."

Có nhiều người, nghe bạn bè giới thiệu liền hăng hái mua hàng chục cuốn sách về nhà, nhưng sau đó lại cảm thấy nó chẳng đem lại thay đổi tích cực gì cho cuộc sống của mình, không có chuyện tăng lương, thăng chức, cũng không gặp cơ hội đổi đời.

Tại sao nhiều người đọc nhiều sách, lại vẫn cảm thấy "vô ích"?

Bạn nên biết, đường đời tuy dài nhưng chỉ có vài ngã rẽ là điểm quan trọng cần nhớ. Trưởng thành rồi, bạn bè cũng chỉ có vài ba người đặc biệt thân thiết. Và sách cũng vậy, chỉ có vài cuốn phù hợp và thực sự ảnh hưởng đến cả đời bạn.

Sống, nên học làm "phép trừ", đọc sách cũng nên học làm "phép trừ", không phải đọc nhiều là hay.

Thời xưa, những học giả thường hay đọc và học thuộc lòng, để biến những kiến thức đã xem thành trí tuệ của mình.

Ngày nay, muốn có một cuốn sách mới, người ta chỉ cần ra tiệm sách, vừa đi dạo vừa chọn lựa. Thậm chí chỉ cần một lần lướt điện thoại đã có người ship hàng đến chất đầy giá sách.

Nhưng do thời đại tiên tiến, người ta chọn xem điện thoại nhiều hơn đọc sách. Dù có xem sách cũng thiếu chuyên tâm, hoặc đọc một cách thiếu chọn lọc.

Thật ra, đọc sách cũng giống như được ăn đồ ngon, ăn nhiều sẽ khó tiêu hóa, hại cơ thể, ăn ít sẽ dễ đói.

Đọc sách mà thiếu sự thấu đáo, sáng suốt thì rất dễ uổng phí thời gian, thu nạp nhiều kiến thức không cần thiết.

Cách đọc sách đúng đắn nhất trước hết là chọn cuốn sách phù hợp với mình, thứ hai là tích lũy kiến thức từ cuốn sách và áp dụng nó vào cuộc sống.

Mẹ Vương Hiểu Lỗi làm việc ở một trạm thu gom rác thải, nên từ nhỏ, Lỗi đã có rất nhiều sách cũ nhặt được từ rác thải.

Khi anh học trung học, mẹ anh mang về một số quyển truyện tranh của Kim Dung, từ đó, anh đã trở thành fan các cuốn tiểu thuyết của Kim Dung.

Sau khi lên cấp ba, cha mẹ và giáo viên lo lắng Lỗi vì quá mê tiểu thuyết kiếm hiệp mà bỏ bê việc học, nên cấm anh không được đọc nữa. Nhưng anh đã giấu chúng dưới đệm, sau những bức tranh treo trong nhà... Cứ như vậy, Lỗi tiếp tục lén lúc đọc tiểu thuyết.

Trong kì thi tuyển sinh đại học, Lỗi được nhận vào Đại học Truyền thông Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, anh vào Tân Hoa xã với tư cách một phóng viên.

Năm 2013, Lỗi trở nên nổi tiếng, anh mở một tài khoản công khai để viết về các truyện của Kim Dung.

Dưới ngòi bút độc đáo của anh, tiểu thuyết Kim Dung được ghi lại một cách đầy sống động. Anh nhanh chóng trở thành người nổi tiếng với hàng triệu người theo dõi.

Không giống nhiều người đọc sách một cách vội vàng, Lỗi đọc sách như thể nó là cuộc sống của riêng mình, dùng cả trái tim và trí tuệ để cảm nhận và ghi nhớ nội dung trong sách.

Có người nói: "Tôi đã đọc rất nhiều sách, nghe qua rất nhiều đạo lý, nhưng tại sao vẫn trải qua cuộc đời vất vả?"

Đọc sách mà chỉ theo cảm hứng nhất thời, không có tư duy độc lập, không có ý kiến riêng cá nhân, không có hành động, thì làm sao yêu cầu cuộc đời đổi mới được?

Chỉ có một số người vừa đọc, vừa thấy được chính mình và thế giới trong đó, mới có thể thông qua đó mở ra thế giới mới cho riêng mình.

Ông Chu Quang Tiềm, một chuyên gia lý luận văn học nổi tiếng đã viết trong một bài báo thế này:

"Đọc không cần nhiều, quan trọng là đọc được điểm đặc sắc, biết chọn lọc ý, đọc cẩn thận."

Thay vì bạn đọc 10 cuốn sách không liên quan, tốt hơn nên sử dụng thời gian và năng lượng đọc đó để chuyên chú đọc một cuốn duy nhất đáng đọc, phù hợp với bạn.

Hình thành thói quen đọc sách cẩn thận sẽ giúp bạn tập cho mình suy nghĩ chín chắn trong mọi tình huống. Nếu bạn đọc nhiều nhưng không hiểu bao nhiêu, chẳng khác nào đang "cưỡi ngựa xem hoa", phí thời gian vô ích.

Đọc sách: Nhìn được nội tâm chính mình, hiểu được bề ngoài thế giới - Ảnh 1.

Đọc sách còn rèn luyện cho chúng ta tính kiên nhẫn. Những tác phẩm kinh điển thường có một mở đầu hấp dẫn và một kết thúc dài. Chỉ đến khi bạn kiên trì đọc đến trang cuối cùng, mới nhận thấy được nhiều bài học hay từ nó.

Nếu bạn không xem đến cuối, sao biết được câu cuối cùng của cuốn sách "Cuốn theo chiều gió" của Mitchell chính là: "Dù thế nào đi nữa, ngày mai sẽ là một ngày mới."

Nếu bạn không xem kết thúc "Bá tước Monte Cristo", bạn sẽ không biết được tất cả trí tuệ của con người đều chứa đựng trong năm từ: chờ đợi và hy vọng...

Bạn được đi học sớm là tốt, nhưng chưa bao giờ là quá muộn. Khi còn trẻ, bằng cấp là tấm giấy thông hành bước chân vào xã hội. Nhưng khi trưởng thành rồi, đọc sách mới là thứ quyết định tầm nhìn của bạn.

Sách là vũ khí mở ra một con đường mới cho bản thân, là người thầy dạy ta đạo làm người, là người bạn tiếp thêm sự tự tin dù bạn đang đứng ngay bất kì con đường nào.

Sách khiến bạn tu dưỡng tâm tính, quyết định giá trị của bạn trong tương lai. Thế nên, hãy chọn lọc những cuốn sách hay, phù hợp và đáng đọc, để rèn luyện và xây dựng cuộc sống của riêng bạn.

Theo Empathy

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên