MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn "vùng đất của thi nhân" làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm

14-08-2021 - 14:35 PM | Sống

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn "vùng đất của thi nhân" làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm

Trong một sơn cốc tại Thiệu Hưng, Chiết Giang (Trung Quốc), có một ngôi làng sinh thái xinh đẹp nằm ẩn hiện trên một con dốc thoai thoải hướng ra mặt nước. Ai đến đây cũng phải thốt lên: Thật sự là một chốn đào nguyên giữa thời hiện đại!

Ngôi làng chiếm diện tích khoảng hơn 6.000 m2, ba mặt có núi bao bọc, lưng tựa dãy núi cao nhất, hai bên núi thoải hơn, như được hai bàn tay lớn ôm lấy. Có nơi ở, có vườn hoa, ruộng rau, phòng trà, và một nguồn nước tự nhiên chảy róc rách qua mỗi nhà.

Cư dân ở đây bao gồm kiến trúc sư, nhà văn, họa sĩ minh họa, nhà thiết kế thời trang, người thưởng trà,...

Tiêu Lỗi và Lão Tào là những người khởi xướng và sinh sống đầu tiên ở đây. Hiện tại, hai người dành 80% thời gian của mình để sống trong làng.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 1.

2 thạc sĩ đi khắp 70 ngôi làng mới tìm được chốn đào nguyên

Tiêu Lỗi (39 tuổi) đến từ tỉnh Hà Bắc. Trước khi lên núi xây nhà, anh là một tấm gương "con nhà người ta" điển hình: đỗ vào trường mình muốn, làm việc tại viện thiết kế quốc gia ngay sau khi ra trường

Nhưng cuộc sống chốn thị thành làm người đàn ông này khó chịu. Cuộc sống trong thành phố cũng chỉ xoay quanh: tàu điện ngầm, cửa hàng tiện lợi và đồ ăn nhanh.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 2.

Tình cờ, Tiêu Lỗi nhìn thấy một cuốn sách viết về cuộc sống ở nông thôn, trong đó ghi lại cuộc sống "5 + 2" của một gia đình nữ luật sư Nhật Bản trong hơn 10 năm. Họ làm việc ở Tokyo trong 5 ngày và dành 2 ngày cuối tuần ở nông thôn. Câu chuyện này đã tác động rất lớn đến anh.

Lão Tào là bạn học thời đại học của Tiêu Lỗi. Sau khi tốt nghiệp, tuy hai người công tác ở hai nơi khác nhau, những vẫn duy trì mối liên hệ mật thiết, cùng học thạc sĩ.

Trùng hợp thay, công việc của đôi bạn thân gặp trắc trở cùng lúc. Để tìm cho mình lối thoát, họ quyết định xin nghỉ việc, rời thành phố chuyển về nông thôn.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 3.

Bắt đầu từ năm 2015, Tiêu Lỗi và Lão Tạo đã dành gần 1 năm đi khắp Trung Quốc tìm nơi an cư lạc nghiệp cùng nhau. Sau khi ghé thăm gần 70 ngôi làng, cuối cùng họ cũng chọn được ngôi làng hoang vắng ẩn mình trong sơn cốc Thiệu Hưng.

Từ bản đồ vệ tinh, chỉ có thể nhìn thấy một vài mái nhà nằm rải rác. Vào thời điểm đó, không có đường vào làng, gờ đá 50 cm hai bên đã phủ đầy rêu. Tiêu Lỗi đi bộ 1 km dọc theo con đường mòn trong làng chỉ có bề ngang hơn 1 m.

Toàn bộ khu rừng núi được bao phủ bởi cây dẻ, chỉ có một nông trại toàn vẹn ở phía xa. Mặc dù rất đổ nát, nhưng nơi đây mang lại một cảm giác rất dân dã. Tiêu Lỗi rất thích và ngay lập tức quyết định bắt đầu cuộc sống ở đây.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 4.

Họ đặt tên cho ngôi làng mới là "Sinh điền xã": một cánh đồng nơi một nhóm người có thể sống theo lý tưởng của họ. Đây là một không gian độc lập, mất 1 tiếng lái xe để đến sân bay gần đó.

Ban đầu, chỉ có Tiêu Lỗi và Lão Cao làm việc và sống ở đây, trong một ngôi nhà tích hợp cả studio. Lão Cao thích trồng hoa nên đã thiết kế một số khu vườn và bãi cỏ lớn dọc theo địa hình.

Sau này, nhiều bạn bè của Tiểu Lỗi và Lão Cao nghe tiếng nên tìm đến ở. Do không đủ chỗ, họ quyết định mở rộng không gian công cộng và cải tạo các ngôi nhà đã đổ nát ở đằng sau.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 5.

Chốn thần tiên được mệnh danh là "vùng đất của thi nhân"

Năm 2016, Tiêu Lỗi đã dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, cộng thêm tài trợ từ bố mẹ, để xây dựng Sinh điền xã. Làm xong một nửa căn nhà thì hết tiền, anh phải vay mượn tiếp của người thân, bạn bè rồi mới có thể hoàn thiện công trình.

Tiêu Lỗi tin rằng sức hấp dẫn của vùng nông thôn nằm ở cảm giác phồn thịnh và niềm vui do thiên nhiên ban tặng. Vì vậy, những không gian ngoài trời như đồng ruộng, vườn, hồ và bãi cỏ chiếm hầu hết không gian.

Tương truyền, gần một nửa số nhà thơ xuất hiện trong "Đường thi tam bách thủ" (tuyển tập 300 bài thơ Đường nổi tiếng của các tác giả như Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên, Bạch Cư Dị,...) đã đặt chân tới mảnh đất này. Riêng Lý Bạch đã đến đây ít nhất 2 lần. Do đó, sơn cốc còn có tên là "vùng đất của thi nhân".

Tiêu Lỗi nhận xét: "Mỹ học truyền thống Trung Hoa có thể xuất hiện từ chính nơi đây".

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 6.

Lão Cao phụ trách phần thiết kế. Sau 4 năm, công năng và quang cảnh của ngôi làng càng ngày càng được cải thiện. Toàn bộ ngôi làng giản đơn, bình dị, là nơi phù hợp nhất để rời xa cuộc sống phức tạp bên ngoài.

Bước vào không gian bên trong, những bức tường đất, một vài món đồ nội thất cũ mang đến cho mọi người cảm giác đơn giản, chất phác. Thế nhưng, bước chân ra ngoài, lại nhanh chóng cảm thấy sự phồn thịnh, có thể cảm nhận được cái đẹp chân thực từ thiên nhiên.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 7.

Vì sống trong sơn cốc nên Lão Cao đã dùng logic của một kẻ lười nhác để xây nhà. Tất cả các không gian trong nhà đều là những đường chuyển động tròn, từ phòng khách đến phòng tắm, đến không gian sinh hoạt chung. Điều này không chỉ tiện lợi mà còn giúp họ ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp bên ngoài qua từng ô cửa sổ bất cứ lúc nào.

Kích thước và vị trí của mỗi cửa sổ cũng đã được thiết kế cẩn thận – nơi có hoa cần mở cửa sổ thấp xuống một chút, nơi có cây lại làm cao hơn. Tùy thời điểm, họ sẽ điều chỉnh và sửa chữa cho phù hợp.

Mảnh đất ai đến cũng thấy thân quen và an toàn

Hiện tại, các ngôi nhà trong làng cơ bản tập trung ở dãy sau. Mỗi ngôi nhà đều có một khoảng không gian dưới hiên ngoài trời. Thiết kế này xuất phát từ kiểu sân vườn truyền thống, ngoài việc đáp ứng chức năng che nắng còn có thể lấy bóng mát vào những ngày mưa, hoặc trò chuyện với hàng xóm để tăng thêm sự thân thiết.

Khu vườn và tất cả các không gian công cộng ngoài trời đều tập trung ở vị trí trung tâm. Hai cây bách gần trăm năm tuổi được bảo tồn, cành vút lên trên rất có sức sống và là tâm điểm thu hút ánh nhìn của cả làng.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 8.

Tiêu Lỗi và Lão Cao cảm thấy, điều đẹp nhất ở ngôi làng chính là sự thân thiết giữa các cư dân.

Chỉ có 9 phòng được xây dựng, tổng diện tích chưa đến 1.000m2. Quy mô này vừa khiến mọi người xích lại gần nhau, vừa đảm bảo không gian riêng, dù ở một mình hay sinh hoạt cộng đồng đều đem đến cảm giác an toàn.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 9.

Bất cứ ai đến đây đều có thể tìm được cách thư giãn phù hợp nhất.

Ngay lối vào làng, thửa rau ban đầu vẫn được giữ nguyên, trồng rất nhiều loại thảo mộc, trái cây và rau theo mùa. Vài nơi được lát đá, để mọi người có thể ngồi xuống nghỉ ngơi và trò chuyện sau khi kết thúc công việc.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 10.

Bước xuống cầu thang quanh co, cư dân có thể nhìn thấy một số loại hoa và cây cỏ ẩn hiện trong sân, tầm nhìn dần dần mở rộng ra. Lối vào là một thác nước nhỏ xếp chồng lên nhau, mọi người phải đặt chân lên một tảng đá để bước qua. Điều này tạo thêm một chút thú vị, giống như đang thực hiện một nghi lễ.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 11.

Đối diện là một khung nhìn lớn, chiều dài khoảng 8 m, có thể phóng tầm mắt bao quát cảnh núi rừng phía xa.

Sân chính là nơi mọi người thích quây quần bên nhau, bên cạnh có bếp chung được trong nhà để mọi người có thể nấu nướng. Ngoài ra còn có một chiếc bàn gỗ dài hơn 3m có sức chứa cả chục người.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 12.

Các cửa tò vò với các kích cỡ khác nhau được đặt ở hai bên. Gần cửa số có một chiếc giường cũ được cải tạo thành sập để mọi người có thể thoải mái tận hưởng khung cảnh.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 13.

Bên kia là vườn đá san sát phân bố theo địa hình. Các tảng đá dùng để hướng dòng nước thành một con suối uốn lượn. Hoa và cây cỏ ở đây đều do Lão Cao vun trồng. Cả khu vườn trông rất hoang dã, nhưng trong đó lại có trật tự.

Gần cuối vườn đá là một phòng trà được sửa sang lại từ một kho củi. Cây hoa quế trước cửa được bảo tồn, bên trong được sơn phủ màu vàng đất, kính cũng được lắp suốt từ trần đến sàn, những người thích một mình có thể đến đây thưởng trà.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 14.

Ở ngôi làng, có rất nhiều không gian cứ ngỡ như chỉ tồn tại trong quá khứ.

Chẳng hạn, ở phía đông nam là một cái ao yên tĩnh và một vùng đầm lầy nhỏ - nơi các loại thực vật thủy sinh phát triển, thậm chí cá, ếch và đom đóm cũng kéo đến vào ban đêm.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 15.

Ngoài ra, ngôi làng còn có một bãi cỏ lớn, để mọi người nằm trên đó và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Trẻ em thích chơi bóng đá, bắn cung, hoặc chơi đùa cùng thú cưng ở đây.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 16.

Không câu nệ giao tiếp xã hội, đặt sự thoải mái lên hàng đầu

Sinh điền xã lúc nào cũng có khoảng 40-50 người. Hầu hết đều chuyển từ các thành phố lớn về đây để sinh sống và làm việc online. Có người ghé thăm định kỳ, có người lại chỉ đến vào cuối tuần.

Cư dân ở đây đến từ mọi ngành nghề, chẳng hạn như luật sư, chuyên viên tài chính, nhà thiết kế, nhà văn, nhà biên kịch, họa sĩ minh họa...

Từng ngôi nhà đều được thiết kế theo thói quen sống và làm việc của mỗi người. Hai trong số đó là các studio hoàn toàn độc lập, có thể dùng làm không gian sinh hoạt chung.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 17.

Cách đây 1 năm, nhà thiết kế thời trang Phan Nhất đã chuyển hẳn tới Sinh điền xã sống, ngay sau Tiêu Lỗi và Lão Cao. Chồng cô chỉ ghé thăm vào cuối tuần vì chưa nghỉ hưu.

Nhà của Phan Nhất là một không gian biệt lập có diện tích nhỏ, xây dọc theo những tảng đá.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 18.

Tầng 1 có ánh sáng tốt, được cô dùng làm studio thiết kế thời trang, chụp ảnh quần áo. Sau bàn làm việc là một ô cửa nhìn ra thiên nhiên, đứng từ đây có thể nghe thấy tiếng suối chảy róc rách.

Tầng 2 là không gian sống của cả gia đình. Ngoài ra, nhà Phan Nhất còn có một sân thượng nhỏ, mở cửa sổ là có thể trò chuyện với hàng xóm.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 19.

Trong Sinh điền xã còn có một căn nhà tên là "Thi tác nhân" rất yên tĩnh. Chủ của nó là một phóng viên, nên đã xây dựng khu đọc sách và khu làm việc độc lập. Tiêu Lỗi và Lão Cao còn đặc biệt thiết kế riêng cho anh một chiếc ghế dài, thích hợp để ngồi uống trà, thiền định và sáng tạo.

Tiêu Lỗi chia sẻ, có nhiều người muốn rời thành phố về nông thôn sống như anh. Vì thế, anh đã cố gắng tạo nên không gian để tất cả có thể sống cùng nhau như một cộng đồng. Họ có thể làm những gì mình thích, miễn sao cuộc sống và công việc trở nên dễ chịu hơn.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 20.

Tiêu Lỗi cho biết: "Chúng tôi không cần phải suy nghĩ về cách hòa nhập xã hội. Chúng tôi có thể ở bất cứ nơi nào chúng tôi cảm thấy thoải mái. Ngôi làng này không còn là một cảnh quan sinh thái nữa. Mọi hành vi của cộng đồng đều là tự phát. Mọi người và chúng tôi không còn là mối quan hệ phục vụ và được phục vụ".

Chi phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm, nội tâm lúc nào cũng giàu có

Trước áp lực cường độ cao ở các thành phố lớn, nhiều người chỉ biết dùng mua sắm để giải tỏa áp lực. Tuy nhiên, tại nơi có núi non trùng điệp, hoa viên cổ sắc này, cư dân của Sinh điền xã luôn cảm thấy dạt dào trong lòng, tràn đầy sinh lực.

Họ ít khi mua sắm bên ngoài, nếu có cũng chỉ để mua cây cối và các dụng cụ sửa chữa, làm vườn. Nhờ lối sống tự cung tự cấp, họ tiêu dùng chưa quá 1.000 NDT/năm (3,5 triệu VNĐ).

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 21.

Bây giờ, Tiêu Lỗi và Lão Cao dành 80% thời gian ở trong làng. Lão Cao chịu trách nhiệm chăm sóc hoa lá và cây cối, còn Tiêu Lỗi lo công việc đối ngoại.

Họ tin rằng cuộc sống ở nông thôn thực tế không phải là điều bất khả thi, cũng chẳng phải là để trốn tránh thực tại. Cuộc sống hàng ngày của hai người cũng chẳng nhẹ nhàng hơn ở thành phố là bao, vẫn lao động miệt mài 12 tiếng/ngày.

Tiêu Lỗi và Lão Cao thức dậy lúc 6h30, sau đó làm công việc thiết kế trong 4-5 tiếng. Sau đó, họ bắt đầu nấu ăn trưa, chợp mắt một lúc, rồi bắt đầu làm vườn (nhổ cỏ, tưới nước, cắt tỉa, trồng rau…). Đôi khi, họ sang hỗ trợ những người mới đến.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 22.

"Thành thị bảo bạn nên đưa con cái tới các lớp học thêm, rèn luyện để tranh đấu với những đứa trẻ khác; nếu không bạn sẽ thua. Tuy nhiên, nông thôn sẽ dạy bạn và gia đình cách cư xử với thiên nhiên, chim muông và động vật", Tiêu Lỗi so sánh.

"Thành thị yêu cầu con người cạnh tranh, học hỏi để theo kịp lẫn nhau. Nông thôn yêu cầu bạn lao động, trồng trọt và thu hoạch."

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 23.

Thời gian vui vẻ nhất là vào buổi tối, khi mọi người sẽ cùng nhau chuẩn bị bữa tối và chia sẻ về cuộc sống của mình. Có những hôm, dân làng cùng nhau thắp đèn lồng, đi bộ dọc theo con suối, ánh trăng soi sáng cả thung lũng rất thơ mộng.

Đôi bạn thạc sĩ rủ nhau từ chức bỏ phố về quê, đi khắp 70 ngôi làng mới chọn vùng đất của thi nhân làm nơi an cư lạc nghiệp, phí sinh hoạt chưa quá 3,5 triệu VNĐ/năm - Ảnh 24.

Họ cảm thấy rằng ý nghĩa lớn nhất của Sinh điền xã không phải là hồi sinh một ngôi làng, mà là thực hành một lối sống mới.

"Cho dù không có người nào tán dương cũng không thành vấn đề. Chấp nhận rủi ro là điều đáng để cả đời tự hào", Tiêu Lỗi nói.

(Theo The Paper)

Tú Khê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên