"Đối mặt với khó khăn, bạn giải quyết thế nào?", cô gái EQ cao trả lời khiến lãnh đạo gật đầu tán thưởng
Câu hỏi rất thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhưng vẫn khiến các ứng viên bối rối.
- 17-06-20233 điều người EQ cao không bao giờ "hé miệng" nói ra
- 14-06-202310 biểu hiện kinh điển của dân văn phòng EQ thấp, tâm lý non nớt sự nghiệp nhiều trắc trở
- 13-06-2023Người không biết giao tiếp gặp là hỏi “Bạn có khỏe không”, người EQ cao có 5 cách ứng biến
Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới, Lý Hoa đã tìm hiểu cẩn thận những câu hỏi mà có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi để tránh hoang mang bối rối khi phỏng vấn. Đây không phải là lần phỏng vấn đầu tiên của Lý Hoa, trước buổi phỏng vấn này cô đã tham gia rất nhiều buổi phỏng vấn khác. Trong giai đoạn này, cô ấy liên tục nộp sơ yếu lý lịch của mình và thương lượng với rất nhiều công ty.
Đa số các buổi phỏng vấn trước hoặc là công ty coi thường cô hoặc là cô cảm thấy môi trường công ty không phù hợp với mình. Cô không muốn ép buộc bản thân nên đã mãi đến nay vẫn chưa tìm được công việc ưng ý. Lần này sở dĩ Lý Hoa chuẩn bị kỹ càng như vậy là bởi vì cô rất ngưỡng mộ và khao khát được làm việc trong môi trường này.
image1.png
Đây là một công ty tương đối lớn, các nguyên tắc làm việc của công ty cũng khá phù hợp với tiêu chí mà Lý Hoa đặt ra. Đó là lý do tại sao cô tỉ mỉ chuẩn bị nhiều nội dung cho buổi phỏng vấn, cố gắng làm bản thân nổi bật giữa trước những ứng viên khác.
Ban đầu, những câu hỏi đặt ra đều rất phổ biến và đơn giản. Ví dụ như giới thiệu bản thân, hiểu biết và kỳ vọng về công ty, định hướng nghề nghiệp trong tương lai,v.v. Vì đã tham gia phỏng vấn nhiều và trả lời câu hỏi tương tự ở những công ty khác nên Lý Hoa có thể trả lời một cách lưu loát trôi chảy. Nhưng một câu hỏi của người phỏng vấn khiến Lý Hoa phải suy nghĩ, người phỏng vấn hỏi: "Khi đối mặt với khó khăn và thách thức trong công việc bạn sẽ giải quyết như thế nào?"
image4.png
Lý Hoa mất khá lâu để suy nghĩ cho câu hỏi này, suy cho cùng loại câu hỏi này chủ yếu hỏi về khả năng thích ứng và kỹ năng xã hội ở nơi làm việc, câu trả lời sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn rõ được đặc điểm trong tính cách của ứng viên. Khi trả lời, Lý Hoa đặc biệt hướng đến 3 khía cạnh với mong muốn đáp án của mình có thể làm hài lòng người phỏng vấn nhất có thể.
#x200f1. Xem bản thân có khả năng giải quyết được không#x200f
Đầu tiên phải xem liệu bản thân có thể giải quyết được vấn đề không. Tục ngữ có câu "Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không làm". Nói cách khác, chỉ cần có lòng quyết tâm làm một việc gì đó thì không khó khăn nào không thể vượt qua. Câu nói này cũng có tác dụng tương tự trong môi trường công sở.
image5.png
Đa phần những khó khăn này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn khi ứng viên mới bắt đầu công việc. Trong khoảng thời gian này, nếu ứng viên không nhanh chóng trưởng thành, tự mình giải quyết những khó khăn này thì lần sau nếu gặp lại cũng rất khó có thể độc lập giải quyết vấn đề. Vì vậy Lý Hoa thể hiện mình là người có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập và sẵn sàng học hỏi để giải quyết những khó khăn mà bản thân gặp phải trong công việc. Như vậy, từ câu trả lời của này, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được ứng viên có phù hợp với công ty hay không.
#x200f2. Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên khác trong nhóm để giải quyết khó khăn#x200f
Thứ hai đó chính là huy động sức mạnh tập thể. Mặc dù ở công ty rất nhiều việc phải tự mình hoàn thành nhưng xét cho cùng bản thân vẫn đang là người mới, cần phải học hỏi cách giải quyết vấn đề từ những người đi trước. Nhờ sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp trong nhóm là một cách giải quyết khá tốt đối với nhân viên mới. Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì trong công việc, chúng ta có thể ngỏ ý với đồng nghiệp để tìm kiếm sự giúp đỡ, điều đó có thể giúp những nhân viên mới đỡ bỡ ngỡ và giải quyết khó khăn nhanh chóng hơn.
image3.png
Nếu ai đó có ý định giúp đỡ bạn, đừng từ chối mà hãy khéo léo chấp nhận, nên biết cách học hỏi phương pháp giải quyết khó khăn từ người khác và vận dụng linh hoạt vào vấn đề của bản thân, như vậy có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
#x200f3. Tích cực giải quyết vấn đề, tổng kết và rút ra bài học#x200f
Cuối cùng, khi giải quyết khó khăn chúng ta phải luôn mang tâm thái tích cực. Ít nhất phải cho lãnh đạo thấy rằng bản thân đang cố gắng giải quyết vấn đề chứ không phải chọn cách né tránh hoặc bỏ qua. Dù bản thân tự giải quyết vấn đề hay nhờ sự giúp đỡ từ người khác thì sau khi giải quyết xong chúng ta cũng nên tổng kết, suy ngẫm về những khó khăn đó, liệt kê những thiếu sót mà bản thân mắc phải trong quá trình giải quyết và tìm cách khắc phục, rút ra bài học cho những lần sau.
image2.png
Sau khi nghe câu trả lời của Lý Hoa, nhà tuyển dụng gật đầu hài lòng và hỏi một số câu hỏi khác. Có thể cảm nhận được người phỏng vấn đánh giá khá cao câu trả lời của cô. Kết quả không ngoài dự đoán, Lý Hoa được tuyển dụng ngay lập tức.
Trên thực tế từ câu chuyện này chúng ta không chỉ biết được Lý Hoa là người có EQ cao mà nó còn cho thấy cách cô ấy điều chỉnh tâm lý khi đối mặt với những câu hỏi hóc búa xa lạ. Mỗi ứng viên chỉ có duy nhất một cơ hội để được đặt chân vào công ty mà mình mong muốn, vì vậy trong quá trình xin việc nếu gặp phải tình huống bất ngờ chúng ta nên nhanh chóng điều chỉnh tâm lý, giữ cho mình sự bình tĩnh và cố gắng suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời. Cố gắng hệ thống những nội dung mà bản thân muốn truyền tải để đưa ra câu trả lời dễ hiểu nhất có thể.
Trí thức trẻ