Đòi nợ 'kiểu Mỹ': Chủ nợ được phép gửi tin nhắn trực tiếp cho con nợ trên mạng xã hội, nhưng phải 'văn minh'
Các quy tắc mới về đòi nợ, có hiệu lực từ ngày 30/11 tại Mỹ, quy định cụ thể cách người đòi nợ có thể liên hệ với con nợ ra sao trên mạng xã hội.
- 10-10-2020Khi người khác hỏi vay tiền, có 3 việc nhất định phải nhớ để không bao giờ rơi vào cảnh "quỳ xuống đòi nợ"
- 23-02-2020Bị sếp bắt đi bốc vác rồi đòi công nợ, 6 tháng sau cậu nhân viên kinh doanh nhận được cái kết mỹ mãn
- 04-07-2019Không phải tiền tài hay vật chất, đây mới là thứ chúng ta thiếu thật sự: Được cử đi đòi nhưng lại xóa hết nợ, kẻ làm công mua “nghĩa” về cho ông chủ
Tại Mỹ, luật pháp điều chỉnh cách những người đòi nợ có thể liên hệ với con nợ ra sao bởi cái gọi là Đạo luật Thực hành Thu hồi Nợ Công bằng. Nhưng nó ra đời năm 1977, được soạn thảo trước khi internet và các phương tiện truyền thông xã hội ra đời.
Giờ đây, các quy tắc đòi nợ mới đã được cập nhật. Nó được công bố bởi Thời báo Tài chính của Cục Bảo vệ người tiêu dùng (CFPB) vào tháng 10 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 30/11/2021.
Nội dung của quy định cung cấp các hướng dẫn chi tiết về cách các công ty hay chủ nợ có thể sử dụng email, văn bản và cả các phương tiện truyền thông xã hội để liên lạc với con nợ.
Chủ nợ phải liên hệ với con nợ một cách thẳng thắn và minh bạch.
Đồng thời, các quy định mới cũng áp đặt một số hạn chế về cách người đòi nợ có thể liên hệ với con nợ trên phương tiện truyền thông xã hội.
Thứ nhất, tin nhắn phải ở chế độ riêng tư, vì vậy những người đòi nợ sẽ phải sử dụng tin nhắn trực tiếp thay vì đăng công khai trên tường Facebook, trang Twitter hoặc Instagram của ai đó.
Thứ hai, nhân viên thu nợ cũng phải công khai bản thân ngay lập tức. Tức là họ không thể gửi yêu cầu kết bạn mà không nói cho con nợ biết họ là ai và tại sao họ lại muốn liên lạc với con nợ.
Cuối cùng, những người đòi nợ phải cung cấp cho con nợ các tùy chọn từ chối nhận tin nhắn trên một nền tảng truyền thông xã hội cụ thể.
Khi những thay đổi về quy tắc được công bố vào tháng 10/2020, giám đốc CFPB lúc bấy giờ là Kathleen Kraninger cho biết trong một tuyên bố: "Cuối cùng, chúng tôi đã bỏ lại năm 1977 và phát triển một hệ thống thu hồi nợ phù hợp với người tiêu dùng và ngành công nghiệp trong thế giới hiện đại."
Vào tháng 9 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết số nợ của các hộ gia đình Mỹ đã lần đầu tiên vượt 15.000 tỷ USD trong quý 3 năm nay.
Tham khảo BI
Pháp luật và bạn đọc