Đổi tiền ở Ấn Độ, Tổng thống bị lật đổ ở Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo hàng đầu châu Á đã làm gì năm qua?
Cùng nhìn lại năm 2016 của các lãnh đạo chủ chốt ở châu Á.
- 29-12-2016Năm 2016, tỷ phú nào kiếm được nhiều tiền nhất?
- 26-12-20165 điểm nóng nhất trên thị trường tài chính châu Á năm 2016
- 26-12-2016Nhìn lại năm 2016 của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới
Trong 1 năm mà thế giới chứng kiến tới 2 cú sốc là Anh rời khỏi EU và Donald Trump bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, dường như châu Á là khu vực khá ổn định. Tuy nhiên, bản thân những nền kinh tế hàng đầu châu Á cũng đã phải trải qua những xáo trộn không hề nhỏ. Cùng nhìn lại năm 2016 của các lãnh đạo chủ chốt ở châu Á.
Ông Tập Cận Bình (63 tuổi) đã củng cố quyền lực trong năm 2016, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố ông là “lãnh đạo nòng cốt” – một tín hiệu cho thấy quyền lực của ông Tập sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc chuyển giao quyền lực 20 năm mới có 1 lần dự kiến diễn ra vào cuối năm 2017.
Chủ tịch Trung Quốc cũng ghi nhiều dấu ấn trên chính trường quốc tế, lần đầu tiên làm chủ nhà tổ chức Hội nghị G20. Trong bối cảnh ông Trump sắp lên làm Tổng thống Mỹ và đề cao chủ nghĩa bảo hộ, ông Tập đã chứng tỏ Trung Quốc sẽ là nước đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy tự do thương mại cũng như dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Bước vào năm 2017, thách thức lớn nhất của ông Tập Cận Bình là phản ứng như thế nào với những động thái cứng rắn của Trump (về thương mại cũng như vấn đề đảo Đài Loan), đồng thời đảm bảo kinh tế Trung Quốc đi đúng quỹ đạo trước nhiều con sóng lớn.
Kết thúc năm 2016, ông Shinzo Abe (62 tuổi) có được tỷ lệ ủng hộ ở mức cho phép ông có cơ hội trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản có thời gian đương nhiệm kéo dài nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
Dù chiến thắng của Trump giáng một đòn đau vào nỗ lực theo đuổi Hiệp định tự do thương mại châu Á Thái Bình Dương, trong năm vừa qua ông Abe đã có được một số thành tựu trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nga hay trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tới thăm Trân Châu Cảng sau nhiều thập kỷ.
Xử lý mối quan hệ với Trung Quốc và thuyết phục Trump về tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật sẽ là thách thức lớn nhất của ông Abe trong năm 2017.
Năm nay 66 tuổi, ông Modi đang lãnh đạo Ấn Độ theo cách mới lạ, chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Động thái xóa bỏ 86% lượng tiền mặt đang lưu thông chỉ sau 1 đêm hôm 8/11 vừa qua cho thấy ông sẵn sàng đánh đổi để thực hiện kế hoạch về một Ấn Độ hoàn toàn mới: không có tham nhũng, ít rào cản thương mại và có thái độ cứng rắn hơn đối với Pakistan.
Thách thức chờ đón ông Modi năm 2017 sẽ là hồi phục nền kinh tế sau khi lệnh thu hồi tiền mặt phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ.
Bà Park (64 tuổi) chính là lãnh đạo châu Á trải qua năm 2016 tồi tệ nhất. Ngày 9/12, bà chính thức bị buộc tội vì vụ bê bối liên quan đến người bạn thân là một pháp sư. Trong suốt nhiều tuần trước đó, hàng trăm nghìn người đã xuống đường kêu gọi bà từ chức.
Nếu tòa án hiến pháp nhất trí với lời luận tội, bà Park sẽ mất chức ngay lập tức và sau đó 60 ngày người Hàn Quốc sẽ đi bầu cử chọn Tổng thống mới.
Làm sao để không bị bỏ tù sẽ là thách thức lớn nhất của bà trong năm tới.
Nền kinh tế Australia vẫn đang trong quá trình chuyển đổi để thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào ngành công nghiệp khai khoáng. Tỷ lệ ủng hộ ông Turnbull đã sụt giảm khá mạnh sau khi ông áp dụng chính sách đối lập về các vấn đề như biến đổi khí hậu và kết hôn đồng tính.
Năm 2017, thách thức lớn nhất là ngăn chặn một cuộc xung đột có thể xảy ra trong chính đảng của ông.
Vị Tổng thống 71 tuổi vẫn nhận được tỷ lệ ủng hộ cao dù bị quốc tế chỉ trích vì cuộc chiến chống ma túy khiến 5.000 người thiệt mạng kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 6. Ông Duterte nhiều lần thể hiện thái độ hoài nghi về mối quan hệ với đồng minh lâu năm là Mỹ trong khi có nhiều dấu hiệu xích lại gần hơn với Trung Quốc.
Thách thức lớn nhất trong năm 2017: giữ thăng bằng mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc đồng thời đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Bloomberg